Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Cạch mặt hạt dưa, hạt hướng dương Trung Quốc chứa chất gây teo não

Cơ quan chức năng Trung Quốc vừa phát hiện chất nhôm và bột talc trong một số loại hạt khô như hạt dưa, hạt hướng dương, có thể gây teo não và ung thư.

Đây là hai loại hạt khô được dùng phổ biến vào dịp đầu năm mới. Cơ quan chức năng tại tỉnh Tô Châu đã lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên 7 loại hạt hướng dương, hạt dưa được bán trên thị trường. Kết quả phát hiện cả 7 loại đều chứa hàm lượng nhôm, phèn chua và bột talc.
Một cơ sở sản xuất hạt hướng dương tại Trung Quốc.
Một cơ sở sản xuất hạt hướng dương tại Trung Quốc. Ảnh: Xihuanet
Các loại hạt này không phải là hàng giả, nhưng chưa từng được các cơ quan chức năng chủ động kiểm tra cho tới khi một người dân mua 7 loại hạt hướng dương, hạt dưa ở siêu thị và ở các cửa tiệm thông thường, sau đó gửi đi kiểm duyệt.
“Chúng tôi không thể kiểm tra hàm lượng các chất trong các loại hạt, bởi vì hiện tại phèn chua (chứa nhôm) và bột talc( chứa kẽm) hoàn toàn không có trong danh sách các hạng mục kiểm duyệt đối với hạt và quả hạch. Hơn nữa những chất này không được coi là chất phụ gia", ông Đinh Hồng Lưu, chủ nhiệm phòng Lý - Hóa nghiệm kiểm tra chất lượng thành phố Tô Châu cho biết.
Các nhà sản xuất cho nhôm, bột talc vào sản phẩm là để bảo quản được lâu, giữ cho hạt giòn, bóng đẹp và thơm ngon.
Lượng nhôm vào cơ thể quá lớn sẽ khó đào thải ra ngoài, ảnh hưởng đến tế bào não, tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn sẽ làm teo não, đãng trí, ung thư. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, phổi, hệ xương, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
Thông tin được lan truyền nhanh chóng trên các diễn đàn, trang sức khỏe khiến người tiêu dùng hoang mang, lo sợ. Các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành kiểm định đại trà những sản phẩm hạt khô được sản xuất và bày bán trên trị trường, đặc biệt tại thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh.
Lê Phương (Theo Xihuanet)

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Những kỷ lục Châu Á về món ăn và điểm đến tâm linh

Tháng 1/2013, Tổ chức Kỷ lục VN đưa ra bản danh sách những sự kiện kỷ lục nổi bật nhất diễn ra trong năm vừa qua. Trong đó, có khá nhiều câu chuyện liên quan tới Tổ chức Kỷ lục Châu Á, nơi đã công nhận VN có nhiều kỷ lục đạt giá trị tầm châu lục. Dưới đây là danh sách này:

12 món Việt là giá trị ẩm thực Châu Á:


Gỏi cuốn Sài Gòn – giá trị ẩm thực châu Á



Vào lúc 15 giờ, ngày 1 tháng 8 năm 2012, tại Faridabad, Ấn Độ - Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức công nhận và xác lập 10 món ăn Việt Nam (phở Hà Nội, Bún chả Hà Nội, Bún thang Hà Nội, Bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, cháo lươn Nghệ An, phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài gòn, cơm tấm Sài gòn) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử theo bộ tiêu chí xác lập "Giá trị Ẩm thực châu Á” của Tổ chức kỷ lục châu Á qui định.

Tiếp đó, vào lúc 16 giờ, ngày 30 tháng 8 năm 2012, tại Faridabad, Ấn Độ - Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức công nhận và xác lập thêm 2 món ăn đặc sản nữa, đó là: Bún bò Huế và Mì Quảng – Quảng Nam.

4 điểm đến Tâm linh Việt đạt Kỷ lục Châu Á

Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự): Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất.

Chùa Đồng - Ngôi chùa (trên đỉnh núi) bằng đồng lớn nhất

Chùa Bái Đính với 2 kỷ lục: - Ngôi chùa có Hành lang 500 vị La hán dài nhất và Tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất

Tượng Chúa Kitô lớn nhất: Tượng Chúa Jesus trên đỉnh núi Tao Phùng thuộc thành phố Vũng Tàu.

Chùa Một Cột – ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á.

Ra đời bảng xếp hạng các đặc sản Việt:

Sau thời gian bình chọn, tham vấn, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các cơ quan, nhà nghiên cứu như Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Du lịch, các đơn vị du lịch - lữ hành - du khách trong và ngoài nước, các cơ quan truyền thông - báo chí - báo điện tử - internet, các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu và theo bình chọn của cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam, qua cổng thông tin điện tử, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức đưa ra 15 bảng xếp hạng các đặc sản Việt, trải rộng từ trái cây, món ăn, bánh quà, kẹo mứt, chè, cháo, nước chấm, rượu, nem chả, gỏi, sản vật thiên nhiên, hải sản….

214 kỷ lục của Phật giáo Việt Nam được xác nhận:

Trong đó bao gồm: 26 tự viện, 8 kỷ lục pháp khí, chuông, mõ, đồ thờ cúng; 50 tượng Phật; 50 kinh sách, băng đĩa, tranh ảnh; 22 lễ hội, sự kiện Phật giáo, hội thảo, chuyên đề Phật giáo; 12 ngôi tháp, chánh điện; 46 các loại khác (nến bánh…). Quá trình kiểm kê kỷ lục Phật giáo Việt Nam hiện đã kết thúc giai đoạn một để mở ra nhiều hoạt động mới trong năm 2013.

Khởi động hành trình tìm kiếm Tổ nghề và các nhà sáng nghiệp:
 
Hành trình tìm kiếm tổ nghề và các nhà sáng nghiệp Việt Nam và thế giới được xem là một hành trình dài và không ngừng nghỉ, bởi con người luôn muốn tìm đến tận cùng nguồn gốc của ngành nghề công việc của mình, đồng thời cũng luôn sáng tạo ra những công việc, ngành nghề mới để thích nghi và phát triển thế giới. Hiện tại hành trình này đã tìm kiếm được hơn 450 tổ nghề và các nhà sáng nghiệp trong và ngoài nước. Từ hành trình này, mỗi người chúng ta sẽ biết rõ được ai là Tổ của nghề mình muốn tìm, và ai là người sáng lập ra những giá trị trong cuộc sống, ai tiên phong trong những lĩnh vực và ai là người dám đặt viên gạch đầu tiên cho sự phát triển, và chính họ cũng là một trong những nhân tố quan trọng viết vào trang sử những thành tựu vĩ đại của loài người.

Lần đầu tiên trao kỷ lục tại quần đảo Trường Sa:
Lá cờ Tổ quốc Việt Nam bằng chất liệu gốm lớn nhất ở Trường Sa.

Đó là kỷ lục “Lá cờ Tổ quốc Việt Nam bằng chất liệu gốm lớn nhất”. Lá cờ có kích thước 12,40mx25m, diện tích 310m2, nặng 3,5 tấn, ghép từ 310.000 viên gốm mosaic (kích thước mỗi viên 3cmx3cm) đảm bảo chịu được nắng mưa, độ mặn của muối biển và không bay màu, được khánh thành vào sáng ngày 6.6.2012 tại đảo Trường Sa lớn (thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa). Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa Lớn.

9 kỷ lục biển và hải đảo Việt Nam

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố 9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo, nhằm quảng bá các đặc trưng, sản vật, sản phẩm của biển, đảo Việt Nam đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Bao gồm:

Bãi biển Trà Cổ - Bãi biển dài nhất

Vịnh Hạ Long - Vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất

Tam Giang - Cầu Hai - Đầm phá lớn nhất

Quần đảo Cát Bà - Quần đảo có nhiều đảo nhất

Quần đảo Trường Sa - Quần đảo xa bờ nhất

Cụm đảo Hòn Khoai - Cụm đảo gần xích đạo nhất

Đảo Phú Quốc - Hòn đảo lớn nhất

Khu bảo tồn biển Nam Yết - Khu bảo tồn biển Việt Nam lớn nhất

Huyện đảo Lý Sơn - Huyện đảo có mật độ dân số cao nhất

Trong năm 2013, Trung tâm này dự kiến sẽ tiếp tục công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo Việt Nam.

Minh Khôi

Phát hiện hạt nhựa trong mứt táo Trung Quốc

Chiều 5/2, Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ mở niêm phong nhiều lô hàng nhập lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc để kiểm tra trước sự chứng kiến của nhiều cơ quan hữu quan.

mut-tao-jpg-1360112894-1360112985_500x0.
Hạt nhựa màu xanh đậm bên trong quả táo làm mứt. Ảnh: Trà Giang.
Trong đó, ngoài thùng mủ gòn khô khi ngâm vào nước cho ra màu đỏ đục nghi tẩm nhiều hóa chất còn có 2 thùng mứt táo ướp màu xanh và vàng. Bên trong mỗi quả táo có hạt làm bằng nhựa cứng được cho là có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Đây là lô hàng được đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện trước đó một ngày tại doanh nghiệp kinh doanh bánh mứt trên đường Đinh Công Tráng, phường Xuân Khánh (Ninh Kiều, Cần Thơ) do ông Nguyễn Văn Tâm (32 tuổi) đứng tên chủ sở hữu.

Nhà chức trách tiến hành lấy mẫu gửi giám định để làm cơ sở xử lý.

Trà Giang

Cẩn thận với thịt giả, cá giả từ Trung Quốc

Vào tháng 5/2012, cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện tai lợn giả bán trên thị trường. Một khách hàng ở Cám Châu (Giang Tây) mua vài chiếc tai lợn hôm 30/3, nhưng khi sử dụng thì phát hiện mùi khó chịu. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, tai lợn có mùi lạ được làm từ gelatin và natri oleate. Người bán tai lợn giả đã bị bắt. Hóa chất natri oleate đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
 

Tai lợn giả bị phát hiện ở Trung Quốc
Tai lợn giả bị phát hiện ở Trung Quốc
Tiếp đó, ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) cũng phát hiện chất phụ gia “hương liệu thịt bò”. Đây là loại phụ gia có thể biến thịt lợn thành thịt bò. Giá bán mỗi gói vào khoảng 45 nhân dân tệ (tức hơn 130.000 đồng).
Theo hướng dẫn trên bao bì, để tạo được thịt bò từ 1g thịt lợn sẽ cần đến 2-2,5g phụ gia. Cho thịt lợn tẩm phụ gia ướp trong 30 phút, thịt lợn chuyển sang màu nâu sẫm.
Cho thịt này hầm khoảng 1 giờ sẽ được loại thịt giống thịt bò, nhìn bằng mặt thường hoặc ăn cũng khó nhận ra.

Thịt lợn sau khi được tẩm ướp hóa chất đã biến thành thịt bò
Thịt lợn sau khi được tẩm ướp hóa chất đã biến thành thịt bò
Ngoài chế biến thịt lợn thành thịt bò, còn có công nghệ thịt lợn thành thịt cừu. Sau khi tẩm ướp phụ gia, thịt lợn tẩm được băm nhỏ nấu thành thịt cừu hầm hoặc thịt cừu viên.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định trong phụ gia có bột ngọt, axit amin, protein thủy phẩm. Theo cơ quan chức năng An Huy, trong phụ gia đều có chứa nhiều chất bảo quản nếu dùng lượng quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.

Món thịt chuột sau khi trải qua các công đoạn chặt, tẩm ướp và chiên lên đã trở thành thịt chim bồ câu
Món thịt chuột sau khi trải qua các công đoạn chặt, tẩm ướp và chiên lên đã trở thành thịt chim bồ câu
Vào cuối tháng 12/2012, người dân Trung Quốc phẫn nộ khi truyền thông nước này phanh phui một hàng ăn chế biến thịt chim bồ câu từ nguyên liệu... chuột.
Chim bồ câu nướng là món đặc sản ở Trung Quốc, nhưng một số nhà hàng sử dụng chuột làm món ăn đánh lừa khách hàng và cắt giảm chi phí. Bằng những tiểu xảo cực kỳ tinh vi, hàng ăn này đã dùng những con chuột được tuốt sạch lông và kỳ bóng đa để làm món chim bồ câu quay thơm ngon, béo ngậy.

Vào tháng 1/2013, ông Vương, một người tiêu dùng tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc phản ánh với đường dây nóng của báo Dương Tử, ông cho biết, mình đã mua phải một loại ca ngan gia.

 

Lúc ăn, ông thấy cá có mùi nhựa, dai hơn bình thường, ông nghi ngờ đây là cá giả và được làm từ chất keo. Loại cá này ông mua ở chợ vào ngày 7/1 với giá 36 NDT/kg (khoảng 120.000 VND/kg), chỉ bằng 1/3 giá bình thường.

 

Cá ngân bị phát hiện làm giả
Cá ngân bị phát hiện làm giả
Những con cá có độ dai hơn bình thường, dùng tay bóp không nát, phải kéo mạnh mới đứt được, khi ngửi thì không thấy mùi tanh của cá. Đặc biệt là khi được hơ trên lửa, phần đuôi cá nhanh chóng teo lại, nhưng phần thân gần như không biến đổi.

Vừa qua, cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 34 đối tượng và tiêu hủy hơn 40 tấn thịt cừu giả độc hại được làm từ thịt vịt và các hóa chất cấm gây ung thư ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
 
Số thịt vịt giả cừu bị nghi ngờ sử dụng một lượng lớn hóa chất, thuốc nhuộm và chất kết dính độc hại. Đồng thời, những đối tượng này còn dùng mỡ cừu nhập khẩu từ New Zealand để tạo ra hương vị thịt cừu và cho hóa chất làm dai hơn, lâu nhừ hơn trong quá trình nấu lẩu.
 
Ở Trung Quốc, thịt cừu giả có giá chưa tới 20 nhân dân tệ/ kg (67.000 đồng), trong khi thịt cừu thật được bán với giá từ 40 đến 60 nhân dân tệ (133.000 đến 200.000 đồng).
 
Người ta còn tìm thấy trong thịt cừu giả có chứa một lượng lớn kim loại và chất natri nitrit gây ung thư vượt quá tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia 2.000 lần.
 
Các đối tượng làm thịt giả đã bỏ mối hơn 1.000 kg thịt cừu giả cho các nhà hàng lẩu vừa và nhỏ, các nhà phân phối thịt ở Đông bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện thịt cừu giả vẫn chưa tìm thấy ở Bắc Kinh.
 
Từ tháng 1/2013, Trung Quốc đã phát hiện 120 vụ phạm pháp liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm với hơn 350 đối tượng bị bắt giữ.

Duyên Duyên (Tổng hợp)