Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Cẩn thận khi ăn măng khô

Kết quả phân tích các mẫu măng tươi và khô vừa bị thu giữ ở Thanh Hóa cho thấy, hàm lượng lưu huỳnh vượt hàng trăm lần so với tỷ lệ mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo.

Thông tin được ông Phạm Ngọc Thơm, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa khẳng định ngày 27/9, dựa trên kết quả kiểm nghiệm các mẫu măng được cơ quan quản lý thị trường tỉnh thu giữ thời gian qua.

Theo ông Thơm, đến nay Việt Nam chưa có khuyến cáo hay quy chuẩn, giới hạn thành phần lưu huỳnh sử dụng trong thực phẩm này. Vì vậy, Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa căn cứ vào khuyến cáo của WHO là hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm để so sánh.

Măng tẩm lưu huỳnh bị cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa thu giữ. Ảnh: Lê Hoàng.

“Tuy nhiên, có thể các mẫu phân tích này được cơ quan chức năng lấy và gửi đến vào thời điểm vừa sử dụng hoặc đang sử dụng lưu huỳnh để bảo quản nên hàm lượng lưu huỳnh có trong các mẫu là rất cao so với khuyến cáo của WHO”, ông Thơm nhận định thêm.

Ông cũng khẳng định nếu người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có lưu huỳnh thường xuyên, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng.

Còn theo ông Trần Văn Tâm, Phó giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, việc phát hiện măng khô nhiễm lưu huỳnh bằng mắt thường là rất khó và cần phải qua kiểm nghiệm mới khẳng định được. Ông Tâm cũng cho biết các cơ quan chức năng tỉnh đang kiểm tra tại 11 huyện miền núi nhằm phát hiện xử lý những cơ sở sử dụng lưu huỳnh sấy măng khô.

“Do lâu nay việc chế biến măng khô chủ yếu diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ tại các hộ dân, số lượng không nhiều nên rất khó kiểm tra phát hiện. Sắp tới, chúng tôi sẽ tập trung vào các cơ sở chế biến lớn, các đầu mối thu gom măng nhiều tại các địa phương để kiểm tra, xử lý, nhằm bảo vệ người tiêu dùng...”, ông Tâm nhấn mạnh.

Trước đó, liên tiếp trong vài ngày, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện hàng loạt cơ sở chế biến sấy, tẩm măng bằng lưu huỳnh, với số tang vật thu giữ lên hàng chục tấn.

Lê Hoàng

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Làm sao loại bỏ amip khỏi nguồn nước sinh hoạt

Theo nghiên cứu của Mỹ, ký sinh trùng amip "ăn não người" có thể được loại khỏi nguồn nước qua công nghệ lọc có kích thước lỗ lọc không quá 0,001 mm. Công nghệ này cũng đã được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam.
Trùng amip "ăn não người" khiến nhiều người lo lắng.

Mới đây, trường hợp anh Hữu ở Bình Thạnh, TP HCM tử vọng do "amip ăn não người" đã khiến không ít người lo lắng, mặc dù các chuyên gia đã khuyến cáo căn bệnh này khá hiếm gặp. Theo nghiên cứu, amip là một dạng ký sinh trùng đơn bào, khi thâm nhập được vào não người sẽ hủy hoại tế bào não, ăn dần não và sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân.

Amip "ăn" não, tên khoa học là Naegleria fowleri, xuất hiện và phát triển mạnh ở những vùng nước ấm như ao, suối… vào mùa hè, thậm chí ở các hồ bơi không được vệ sinh, khử trùng thường xuyên. Chúng thâm nhập vào não qua những con đường như, tai, mắt, mũi… Trong đó, mũi là con đường nhiễm bệnh nhanh nhất.

Ở giai đoạn trưởng thành, amip ăn não có đường kính 10 – 15μm (tức là khoảng 0,01-0,015 mm). Các nang bào có hình cầu và đường kính từ 8μm đến 12μm (tương đương 0,08 – 0,012 mm). Các bào nang cũng có thể biến đổi thành một dạng trùng lông roi. Theo trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh dịch Mỹ, mặc dù khó kiểm soát và ngăn chặn loại vi trùng này nhưng mọicó thể tự bảo vệ mình bằng việc sử dụng các nguồn nước sạch được lọc qua các bộ lọc có kích thước lỗ lọc không quá 0,001 mm.

Tại Việt Nam, một số sản phẩm máy lọc nước cũng đã được áp dụng công nghệ trên. Trước đó, máy lọc của nhãn hàng Kangaroo còn được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt nam chứng nhận có khả năng loại bỏ những vi khuẩn cực nhỏ như Coliform, E.coliform (khuẩn tiêu chảy), trực khuẩn mủ xanh... với kích thước bé chưa đến một micromet, nhỏ hơn nhiều lần trùng amip kể trên.

Theo chuyên gia của hãng máy lọc nước RO Kangaroo, hãng tiên phong đưa công nghệ lọc nước về Việt Nam, công nghệ lọc của loại máy này bao gồm các bước lọc tinh, loại bỏ các loại vi khuẩn, tạp chất có kích thước lớn hơn 5μm. Sau đó, nước được đẩy sang lõi lọc RO nhằm loại bỏ hết những tạp chất, vi khuẩn còn lại trong nước với kích thước cự nhỏ từ 0.001μm, nhỏ hơn nhiều lần kích thước một con trùng amip nói trên. Cuối cùng nước sẽ được đẩy qua các lõi tạo khoáng nhằm trả lại các dưỡng chất có trong nước. Theo đó, sau quá trình lọc, người tiêu dùng sẽ có nguồn nước sạch để uống ngay mà không cần đun sôi.

Lây nay, việc sử dụng máy lọc nước đã trở nên dần phổ biến và được các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng để phòng tránh nhiều mầm bệnh khác có trong nước do tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng. Trên thế giới, phác đồ điều trị loại amip "ăn não người" vẫn đang được nghiên cứu. Theo đó, sử dụng nguồn nước sạch, tránh để nước sặc lên mũi và sử dụng hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn vẫn là một trong giải pháp hữu hiệu hiện nay.

Xuân Ngọc

Bệnh nhi chết do amip ăn não người

 


Bộ Y tế cảnh báo người dân không nên tắm, bơi ở các hồ ao bẩn để tránh amip ăn não thâm nhập vào mũi.
Ngày 19/9, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình - khẳng định bệnh nhi chết vì áp xe não tại TP HCM là do amip ăn não Naegleria fowleri.

"Các kết quả xét nghiệm đều cho thấy mẫu bệnh phẩm của em bé dương tính với amip Naegleria fowleri", ông Bình nói.

Trước đó, mẫu bệnh phẩm lấy từ bé 6 tuổi này được một bệnh viện chuyên khoa Nhiễm tại TP HCM xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học cao phân tử, cho kết quả dương tính với Naegleria fowleri. Để chắc chắn, đại diện Trung tâm Pháp y TP HCM đã chuyển các mẫu bệnh phẩm khác lấy từ cháu bé đi xét nghiệm ở một số nơi.

Thông tin ban đầu từ Trung tâm y tế dự phòng TP HCM, cháu bé mắc bệnh ngụ tại quận Bình Tân, bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. Bộ Y tế đã yêu cầu TP HCM báo cáo chi tiết về bệnh cảnh của trường hợp này. Dự kiến chiều nay Sở Y tế thành phố sẽ có thông tin kỹ hơn về ca tử vong thứ hai do Naegleria fowleri.

Đây là bệnh nhân thứ hai ở Việt Nam được xác nhận chết do amip ăn não người. Cuối tháng 8, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, một bệnh nhân 25 tuổi quê ở Phú Yên lần đầu tiên được xác định tử vong do Naegleria fowleri, sau khi lặn bắt trai ở hồ gần nhà.

Theo các chuyên gia, amip ăn não có trong môi trường sông hồ nhưng khả năng gây bệnh cho người là rất hiếm. Nó xâm nhập vào não theo đường mũi, do người bệnh dầm mình trong các hồ ao nước ngọt.

Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao, nếu phải xuống nước nên hạn chế tối đa nước vào mũi, dùng kẹp mũi nếu có thể. Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi. Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Chết đi, sống lại trở thành người khác

Câu chuyện có thật này xảy ra đối với cụ bà Trần Thị Sương, ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành (Tây Ninh) cách đây 40 năm. Thỉnh thoảng vẫn có một số nhà khoa học đến tìm hiểu câu chuyện “kỳ lạ" này nhưng vẫn chưa ai lý giải về căn nguyên của sự việc này.

Nếu như chuyện cụ bà Nguyễn Thị Dí "sống dậy khi pháp y đang... khám nghiệm tử thi" hay chuyện lạ về “Người đàn ông chết đi sống lại, phán chính xác ngày chết sau đó” là sự việc kỳ lạ về những trường hợp chết đi sống lại đầy kỳ bí, thì câu chuyện của cụ Sương còn khiến nhiều người ngạc nhiên gấp bội phần.

Cụ Sương, năm nay 90 tuổi nhưng vẫn nhớ như in "chuyện lạ" xảy ra với mình cách cách đây 40 năm.

Cụ Sương kể, hôm đó, khi đi làm đồng về, thấy người hơi mệt, cụ lên phòng riêng nằm nghỉ. Đến khoảng 7h tối, cụ thấy trong người rất khó chịu. Cụ cố gắng gọi người nhà, nhưng không ai nghe thấy.

“Lúc đó, tôi cảm tưởng máu trong người đặc lại, tim đập loạn nhịp, hơi thở nặng nhọc, lưỡi cứng lại không thể cử động. Tôi còn ngửi thấy mùi hôi thối khó chịu mà cả đời chưa bao giờ trải qua cảm giác đó”, cụ Sương kể.

Đến giờ cơm, con cụ vào gọi thì thấy cụ nằm bất động, toàn thân lạnh toát, mềm oặt. Tưởng cụ bị cảm lạnh, các con tiến hành xông rượu nhưng xông mãi, thân cụ vẫn cứng đờ. Lúc này, mọi người trong nhà đều cho rằng cụ Sương đã chết. Các con cụ gào khóc, căn nhà tràn ngập không khí tang tóc. 11 tiếng sau đó, gia đình, người dân tụ tập, làm lễ nhập quan cho cụ.

Thế nhưng, rạng sáng hôm sau, khi mọi người chuẩn bị đưa cụ vào quan tài, người nhà bỗng thấy mắt cụ he hé mở, tiếng thở nhẹ nhàng được phát ra... Cụ Sương ngồi bật dậy, mặt đầm đìa mồ hôi, ngơ ngác nhìn con cháu. Thấy dân làng hoảng sợ, định bỏ chạy, cụ giơ tay trấn an: “Tao có chết đâu mà tụi bay bỏ chạy” rồi điềm tĩnh bước ra khỏi quan tài, cười xuề xòa trước sự ngạc nhiên đến lạnh người của con cháu, dân làng.

Theo lời cụ Sương thì những giây phút sống lại đã thay đổi hoàn toàn tâm tính của mình.

Chuyện cụ Sương "hồi sinh" li kỳ khiến những người có mặt, cũng như người dân làng Trương Hòa không thể tin vào mắt mình. Bởi từ thuở cha sinh mẹ đẻ, người ta chưa từng chứng kiến người "chết đi sống lại".

“Con cái và người thân rất hạnh phúc khi thấy cụ Sương từ cõi chết trở về. Lúc đầu ai cũng hoài nghi, mãi đến sau này mới dám tin”.

Mọi ngạc nhiên vẫn chưa dừng lại ở đây, bởi sau khi sống lại, tâm tính của cụ Sương thay đổi hoàn toàn. Không ai còn nhận ra người đàn bà bần nông thuở nào lại có nhiều biểu hiện, sở thích khác lạ. Bản thân cụ cũng thừa nhận "mình không còn là mình nữa".

Cụ bảo, điều lạ nhất là căn bệnh viêm xoang phế quản đeo đẳng mình mấy chục năm qua bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Vì thế có những sự kiện xảy ra dù rất lâu, cụ đều kể vanh vách, không thiếu bất cứ chi tiết nào. Thêm một điều nữa, ngày trước cụ viết chữ xấu không đọc nổi, nhưng sau lần "chết hụt" đó, nét chữ viết cụ rất đẹp.

Và sau đó, việc làm của cụ còn “lạ” hơn gấp trăm phần. Đời sống cá nhân của cụ trước và sau khi chết đi sống lại có thể nói là hai trạng thái trái ngược nhau. Nếp sống thường nhật của cụ được thay đổi hoàn toàn.

Theo lời cụ, mình được "tái sinh" là nhờ gặp một vị Chơn Linh dặn dò: "Vận mệnh của bà chưa thể đoạn tuyệt được với cõi trần gian. Cần phải trở về để làm nhiều việc nghĩa hiệp, giúp người". Thực hư những lời dặn dò này có hay không chỉ mình cụ Sương biết. Nhưng thực tế từ lúc sống lại, tâm tính của cụ thay đổi nhiều hơn. Trước đây, công việc chính của cụ là bám ruộng, chồng mất nên một mình cặm cụi kiếm sống nuôi con. Sau lần "tỉnh giấc", những việc nhà, cụ không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng cụ cũng phó mặc cho con cháu.

Sau này, cụ tham gia nhiều hơn các hoạt động từ thiện.

"Cụ ấy không còn là chính mình nữa. Dân làng, con cháu lúc đầu thấy làm lạ lắm. Cụ cởi mở, hay trò chuyện. Thậm chí, cứ gặp kẻ xấu nào, cụ đều mượn lời hay ý đẹp khuyên răn, hướng thiện cho họ"- một người hàng xóm cho biết.

Hằng ngày, cụ đem gần hết thì giờ riêng tư lo các hoạt động từ thiện. Dân làng chỉ thấy cụ suốt ngày tìm đến những mảnh đời bất hạnh, những trường hợp có hoàn cảnh éo le giúp đỡ. Thậm chí cụ còn vận động nhiều người cùng tham gia vào công việc thiện nguyện của mình.

Giờ, tuổi đã ngoài 90, nhưng cụ vẫn giữ nguyên ý niệm mình phải đảm nhận trọng trách cõi âm tào giao phó. Với suy nghĩ đó, có bao nhiêu tiền con cháu cho, cụ đều dành dụm, gom lại rồi tiếp tục tìm đến các mảnh đời bất hạnh. Tính ra đến nay, hơn 1000 gia đình nghèo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã được cụ giúp đỡ, vượt qua khó khăn mặc dù cuộc sống của cụ hiện tại rất nghèo khó.

“Nếu không có số mệnh thì tôi đã thành người thiên cổ, cỏ phủ rêu xanh rồi. Giờ mình sống được thì phải hoàn thành được việc thiện”, cụ Sương nói.

Nhiều người khi đọc cuốn hồi ký kể về giây phút thoát chết do chính cụ viết có cảm giác "bán tín bán nghi" vì những câu chuyện bà kể lại đậm chất tâm linh, huyễn hoặc, có phần mê tín.

"Nếu là người bình thường ai cũng cho rằng mình tự bịa chuyện, thêu dệt lên các chi tiết li kỳ, khơi dậy tính tò mò cho người khác, nhưng chỉ có bản thân mới hiểu rõ được hết nguồn cơn", cụ Sương chia sẻ.


Về cái chết, các chuyên gia y học cho rằng, có hai hình thái cơ bản, gồm chết lâm sàng và chết thực sự. Chết lâm sàng xảy ra khi bệnh nhân coi như đã lìa đời với nhịp tim không đếm được, không có hiện tượng hô hấp, có nghĩa là bệnh nhân không còn thở nữa. Nhưng hoạt động của não bộ vẫn còn, tương đồng với việc điện não đồ vẫn còn ghi nhận những sóng đặc trưng cho sự sống của con người.

Chết lâm sàng là tim ngừng đập, phổi ngừng thở, huyết áp không đo được nhưng não vẫn còn hoạt động. Rồi sau từ 5 đến 8 phút, nếu não bộ vẫn không được cung cấp ôxy, thì não chết. Lúc đó, mới gọi là... chết thật! Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được ghi nhận là chết lâm sàng nhưng thật ra, tim vẫn còn đập - mà đập với tần suất cực thấp - có khi chỉ 7 hoặc 10 nhịp/phút thay vì 60 hoặc 80 nhịp/phút, và phổi vẫn còn chức năng hô hấp - dĩ nhiên là cũng với tần suất cực thấp.

Chính vì thế, ở những miền quê, hoặc những nơi thiếu thốn thiết bị y tế, thân nhân người quá cố, hàng xóm láng giềng không thể biết được rằng người đó vẫn còn sống, mà họ chỉ cảm nhận qua các biểu hiện bên ngoài như cơ thể lạnh, sờ không thấy tim đập, đặt tờ giấy bản lên mặt không thấy phập phồng, rồi đi đến kết luận rằng... đã chết! Chả thế mà đã xảy ra một số trường hợp lúc bốc mả, người bốc phát hiện có các vết cào cấu bên trong quan tài, hoặc bộ xương nằm ở các tư thế rất lạ, chứng tỏ không ít tử thi sau khi chôn xuống đất, đã sống lại.

Vì thế, có thể khẳng định tất cả những trường hợp "chết đi sống lại" đều là chết lâm sàng, còn những trường hợp chết thực thể là cái chết đã được xác định rõ ràng bằng điện tim, điện não và các dấu hiệu sinh học khác. Một số nước còn có quy định sau khi người quá cố qua đời được 6 tiếng, phải tiến hành làm lại các xét nghiệm để đề phòng trường hợp bị... chôn oan! (Nguồn: CAND)

(Theo Infonet)

Cô gái gốc Việt khiếm thị trở thành Vua đầu bếp Mỹ

Cô gái gốc Việt khiếm thị nhỏ nhắn Christine Hà trở thành quán quân của chương trình truyền hình thực tế Vua đầu bếp Mỹ mùa thứ ba vào tối hôm qua.
Christine Hà (trái) và đối thủ Josh Marks trong vòng chung kết Master Chef tối ngày 10/9. Ảnh: Fox

Cô sinh viên khiếm thị trường đại học Houston đã giành chiến thắng trước Josh Marks, một chuyên viên quân sự đến từ bang Mississippi, để trở thành chủ nhân của phần thưởng trị giá 250.000 USD, một hợp đồng viết sách dạy nấu ăn và chiếc cúp Master Chef danh giá.

Trong vòng thi chung kết Vua đầu bếp Mỹ tối hôm qua, cả hai thí sinh được yêu cầu phải hoàn tất 3 món ăn trong vòng hai giờ. Josh Marks đã trổ tài chế biến món tôm hùm rim bơ với ngô ngọt, thịt cừu tẩm gia vị cà ri chiên ăn kèm với một số loại rau quả mùa xuân; và món bánh nướng làm từ quả cây hồ đào peecan và thịt xông khói. Các giám khảo đã khen ngợi anh về độ khó của món ăn, tuy nhiên họ cảm thấy thất vọng về món tôm hùm vì tôm còn hơi sống.

Thực đơn của Christine Hà gồm có món Thái Papaya và salad táo; thịt lợn om cải với một quả trứng chiên; cuối cùng là món kem tráng miệng kết hợp giữa hương vị của trái dừa và gừng. Cô gái Việt khiếm thị miêu tả bữa ăn của mình là "một bản giao hưởng của hương vị". Theo People, các món ăn của Hà được đánh giá cao về độ cân bằng dinh dưỡng và thực hiện rất hoàn hảo.

Chron News cho hay, người dẫn chương trình kiêm đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay nhận xét rằng Hà "đã thi đấu hết sức mình".

Christine Hà, 33 tuổi, hiện là sinh viên trường Đại học Houston, đồng thời là một blogger nổi tiếng về ẩm thực. Cô bị mất dần khả năng thị giác từ năm 19 tuổi do căn bệnh tự miễn dịch hiếm gặp có tên neuromyelitis optica. Bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh làm hại mắt. Hà kể rằng lúc đầu thị lực giảm ở một mắt, không thể hồi phục được, và rồi lan sang mắt thứ hai. Cô đã học dần cách "nhìn" không dùng mắt, dùng một cây gậy, hoặc vịn vào tay ai đó để được dẫn đường.

Nhưng cũng từ 10 năm nay Christine Hà có thể tự mày mò, xoay sở nấu ăn mà không cần nhiều sự trợ giúp.

"Tôi phải dựa vào nhiều giác quan khác khi nấu ăn - nếm, ngửi, cảm giác về các gia vị", cô từng tâm sự với tạp chí People. "Tôi biết được một miếng thịt khi gần chín bằng cách cảm giác nó trên tay mình hoặc qua các dụng cụ nhà bếp".

"Thật khó khi không nhìn được thực phẩm. Tôi phải ước lượng thông qua mùi và sờ để xem thực phẩm có còn tươi hay không. Còn thái cắt bằng dao ư, may mắn là tôi khá cẩn thận và có kỹ năng dùng dao khá ổn. Kể từ khi bị mù đến nay, tôi mới cắt vào tay có một lần. Vết cắt cũng nhỏ thôi. Tôi chưa phải khâu lần nào. Đều là nhờ cẩn thận, và nhờ các giác quan khác".

Cuộc thi Master Chef phiên bản Mỹ mùa thứ 3, lên sóng từ đầu tháng 6, có hơn 30.000 thí sinh đăng ký dự thi và trải qua nhiều vòng loại và vòng thi đấu trực tiếp giữa những đầu bếp tài năng nhất nước Mỹ.

Phan Tâm

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Trở lại thời con gái

Nhiều bà mối khẳng định: “Không thể trách các cô gái “phục hồi” đời con gái. Đời thưở nào mà mấy lão “chàng rể” xứ Đài đã xác xơ cuộc đời, “sứt càng gãy gọng”, đến cái lỗ rún cũng chẳng còn chút gì “trinh tiết” nhưng qua đây tuyển con gái nhà người ta đang mơn mởn mà cứ đòi trinh tiết ! Nghĩ cũng tức, thôi thì cứ cho “trinh” trở lại, tốn chút đỉnh…”.

Dịch vụ “vá trinh” xuất hiện đã khá lâu, rầm rộ từ gần 20 năm trước khi “phong trào” lấy chồng ngoại xuất hiện. Đầu tiên là lấy chồng Việt kiều!

Những Việt kiều thời đó trở về Việt Nam được xem là “dân có tiền” nên dễ dàng chọn lực bất kỳ ai nào vừa mắt.

Để lọt vào “mắt Việt kiều”, ngoài tiêu chuẩn đẹp, dễ thương còn một tiêu chuẩn bất thành văn là phải “còn gin” (tức còn trinh)! Khổ cho nhiều em xinh đẹp, tiêu chuẩn hình thức thì được song “cái ấy” đã mất tự thưở nào nên bèn nghĩ cách “màu vỏ lựu, máu mào gà” để vượt qua cửa ải.

Tờ rơi quảng cáo vá cái “ngàn vàng” tại một phòng khám ở TPHCM
 
Bác sĩ T, người có thâm niên “phục hồi” đời con gái cho các em từ thời lấy chồng Việt kiều, sau này là Đài Loan, Hàn Quốc kể lại: “Hồi đó, vá trinh đắt lắm, khoảng 2 – 3 cây vàng chứ không rẻ như bây giờ. Bác sĩ có tay nghề còn ít, chưa công khai rầm rộ như bây giờ, xã hội lại dị nghị nên làm phải kín đáo”.

Chẳng hạn, phòng mạch vá trinh phải nằm tuốt trong hẻm sâu, “núp bóng” là “khám và điều trị bệnh sản khoa”. Thấy làm ăn được, nhiều bác sĩ chuyên khoa khác cũng nhảy vào vì chuyên môn vá rất đơn giản, dễ thực hiện.

Thậm chí có bác sĩ nhi khoa cũng chuyển sang “vá”. Chỉ cần có vài khách hàng là có thể mua được “tem lửa” (xe Dream 7 số thời thượng lúc bấy giờ, khoảng 6 – 7 cây vàng)…. 

Thời gian sau, Việt kiều bị “mất giá” do làn sóng đàn ông Đài Loan ào qua Việt Nam lấy vợ! Dịch vụ “vá” nở rộ do nhu cầu tìm vợ của đông đảo chàng rể xứ Đài và yêu cầu gái phải còn “trinh” còn hơn Việt kiều của họ!

Nghề thời thượng trong bóng tối

L, quê ở Bạc Liêu, đã có 1 lần chồng, nhan sắc khá mặn mà lọt vào mắt một chàng rể Đài đang tuyển vợ. Hắn rất láu cá, cứ đòi “thử” trước khi làm đám cưới. L quyết tâm không chịu vì “sợ bị lộ”!

Theo lời dạy của bà mai mối, L. lấy lý do “má em giết em mất vì gia đình gia giáo, phải giao “cái ngàn vàng” cho người đàn ông là chồng mình!”.

Vá màng trinh không trong danh mục y tế cho phép; việc các cơ sở nhận phẫu thuật là làm chui
 
Gã Đài kia hết sức ngông nghênh, nghe nói vậy, thích vô cùng, đòi cưới. Bà mối lại “tham mưu” tiếp, L. trả lời: “Em đang có đại tang, chờ tháng sau mãn mới dám cho tổ chức!”.

Chàng Đài đồng ý. Trong thời gian chờ “mãn tang”, gã Đài tranh thủ tham gia tuyển vợ và lừa “thử” các cô gái khác, còn L. thì được bà mối đưa lên phòng mạch ở đường Phó Đức Chính, quận 1 “phục hồi” cái ngàn vàng của con gái!  

Đó là câu chuyện cách đây 18 năm của bác sĩ T, chuyên “vá” rất nổi tiếng những năm ấy. “Chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ là xong”, bác sĩ T. cho biết. Nhưng sau đó, nhờ “vá” nhiều, có kinh nghiệm, nên thời gian “vá” rút xuống chỉ còn hơn một tiếng đồng hồ. Lúc ấy, khách hàng đông lắm, phòng mạch luôn có “khách” chờ, phải hẹn giờ rồi đến.

Có những “khách” ngộ lắm, vào đây mà mặt bịt kín mít, chỉ thấy đôi mắt. Lúc “vá”, phần dưới tênh hênh, còn phần trên vẫn kín mít! Thôi thì “khách hàng là thượng đế, mình cũng chẳng quan tâm làm chi”.

Và, để họ thêm yên tâm, phòng mạch không gắn đèn quá sáng, mờ mờ thôi, lúc hành nghề “vá” thì có đèn chiếu vào bộ phận “vá”;  các bác sĩ cũng luôn đeo khẩu trang che mặt cho tiện, cả đôi bên đều thêm phần yên tâm!

Bác sĩ H, cũng là chuyên gia về “vá” tâm sự về những bí mật của nghề này như sau: Ban đầu, chỉ cần “vá” lại là các cô ung dung lên xe hoa.

Nhưng sau này, yêu cầu phải cao hơn vì phần đông các chàng rể Đài cũng “cáo già” lắm, nhất là những gã đã “chinh chiến tình trường” phát hiện ra, nhất là những cô đã sinh nở rồi, dù có ‘vá” lại giống như còn “gin” cũng bị lộ, bị đánh cho một trận rồi đuổi cổ về.

"Qua những “thông tin” của “khách hàng”, giới ‘vá” tụi tôi phải “nghiên cứu” thêm để hoàn chỉnh cho người ta thành con gái thực sự mới ăn tiền được" - bác sĩ này nói. 

Giới mai mối cũng tham gia “nghiên cứu” khá nhiều để tư vấn cho các cô gái lấy Đài Loan và cả giới bác sĩ “vá”.

Bác sĩ H kể tiếp: “Nhiều cô quá thật thà, cứ tưởng “vá” rồi là chồng Đài tin. Lúc động phòng, cứ thật thà “tham gia” hoặc cứ trơ trơ ra, không có biểu hiện của “con gái” nên các bà mối phải “dạy” họ thêm vài chiêu phối hợp, chẳng hạn như giả bộ đau đớn, nước mắt phải chảy ra, mắt phải nhắm lại, miệng phải la “ối, ối”, tay phải đẩy “đối phương” ra mới đúng bài…”.

Hiện nay, các phòng mạch tư “vá” bị cạnh tranh gay gắt với hàng loạt bệnh viện thẩm mỹ mọc lên khắp các quận ở thành phố.

Tuy nhiên, với ưu thế là “kín đáo”, các phòng “vá” vẫn được “khách hàng” chọn lựa nhiều hơn! Tay nghề “vá” của các bác sĩ đã nâng lên hơn trước kia rất nhiều lần.

Nếu như 20 năm trước, bác sĩ cố lắm chỉ “vá” được lần thứ 3 cho 1 cô gái thì nay đã “vá” được lần thứ 10! Không những vậy, nhiều cô đã làm mẹ 2 - 3 lần vẫn có thể “vá” lại như nguyên vậy!

“Thế nhưng, như vậy vẫn chưa đủ, yêu cầu “phục hồi” cho các cô dâu nay đã cao hơn trước nhiều lần rồi!” - bác sĩ H kết luận.

Những dịch vụ đi theo “vá”

Đó là “ủi” bụng cho thẳng, nâng ngực cho cao lên cho những bà mẹ trẻ muốn “trở lại thời con gái” để lấy chồng Đài hoặc Hàn Quốc. Những dịch vụ này còn dành cho những phụ nữ có chồng con đàng hoàng nhưng vẫn muốn được đẹp, hấp dẫn đức ông chồng!

“Từ chuyên môn gọi “ủi bụng” là “xóa nếp nhăn”! Bác sĩ H cho biết như vậy. Theo bác sĩ H, phụ nữ sau sinh nở bụng xuất hiện nếp nhăn xếp li, nhìn vào là biết ngay, lấy tay sờ vào càng biết hơn. Bởi vậy, các ông xứ Đài tuyển vợ thường bắt “ứng cử viên” cởi đồ ra ngắm nhìn và sờ rất kỹ phần bụng xem có nếp nhăn không.

Nhiều cô gái gặp bà mai mối chưa có kinh nghiệm, chỉ lo “vá” mà không để ý phần bụng, vào dự tuyển bị đuổi ra ngay. Thế là phải tìm đến dịch vụ “ủi bụng” để xử lý nốt, sau đó lại đi “dự tuyển” mối khác.

Giải thích dịch vụ “ủi”, bác sĩ T. cho biết, dùng một loại kem đặc biệt, kết hợp với biện pháp vật lý tác động lên lớp da bụng để kích thích sự đàn hồi của lớp da bụng. Nếu cô nào có lớp mỡ bụng dày thì phải phẫu thuật hút mỡ ra bớt.

Nhờ đó, lớp nhăn mờ đi. Tuy nhiên, không thể nào hoàn toàn phẳng lì mượt mà được như da bụng con gái, chỉ xóa được từ 80 – 90% nếp nhăn! So với phần “vá” ở dưới, phần “ủi” khó khăn hơn nên giá cũng cao hơn.

Hiện nay giá “vá” chỉ từ 3 – 5 triệu tùy theo lần thứ nhất hay thứ 2, thứ 3 (thứ càng cao giá càng đắt) thì giá “ủi” phải từ 12 – 20 triệu đồng!

Phần trên tiếp theo là ngực. Phần này còn phức tạp hơn nữa. Cái thời bơm silicon đã đi vào quá khứ. Hiện nay, đang nở rộ dịch vụ đặt túi ngực đường nách nội soi với ưu điểm không thấy sẹo, ít đau, không mất cảm giác núm vú rất được ưa chuộng.

Kể tới đây, bác sĩ H. hóm hỉnh: “Nói chung là khá phức tạp để “phục hồi” “cho em trở lại đời con gái”. Vậy mà, vẫn còn những cái khác nữa đấy ông ạ!”. Bác sĩ H tiếp tục bật mí thêm bằng câu rất bí ẩn.

Bí mật của vị bác sĩ có thâm niên trong nghề “phục hồi” được mở ra thêm: “Tạo hóa vốn hay nghịch ngợm nên bày vài khiếm khuyết cho con người phải hoàn thiện! Nhiều cô có dáng dấp, khuôn mặt rất đẹp, nhìn bị hút hồn ngay thế nhưng bộ phận…làm vợ bị xấu mới chết chứ! Có cô bị xấu tới mức đảm bảo khi đã lên tới giường, đàn ông mà thấy sẽ bỏ chạy không kịp mặc quần! Vì vậy, họ phải “cải tạo” lại cho đẹp, hấp dẫn!”…  

Duy Chiến
(Nguồn Vietnamnet)