Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Ngô biến đổi gene giúp dân Tây Ban Nha tiết kiệm gần 200 triệu euro

Tiết kiệm 156 triệu Euro, tương đương gần 4.500 tỷ đồng; giảm khí thải C02 là thành tựu đáng ghi nhận có được từ việc thương mại hóa ngô biến đổi gene chống sâu đục thân tại Tây Ban Nha trong 15 năm qua.
Một giống ngô biến đổi gene. Ảnh: motherearthnews.com.
Một giống ngô biến đổi gene. Ảnh: motherearthnews.com.
Nhân kỷ niệm 15 năm (1998 - 2013) cây ngô biến đổi gene chống sâu đục thân chính thức cho phép trồng tại Tây Ban Nha, Quỹ Antama vừa công bố báo cáo “15 năm trồng ngô biến đổi gene tại Tây Ban Nha -  Những lợi ích về kinh tế xã hội và môi trường”, được chủ trì bởi tiến sĩ kinh tế Laura Riesgo đến từ Đại học Oveido.
Báo cáo là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh với các đánh giá tổng quan dựa trên khoa học. Đây cũng được xem là kết quả nghiên cứu đầu tiên, chuyên biệt phân tích các lợi ích của việc ứng dụng cây ngô biến đổi gene chống sâu đục thân tại Tây Ban Nha. 
Báo cáo kết luận việc ứng dụng trồng ngô biến đổi gene chống sâu đục thân tại Tây Ban Nha đã giúp quốc gia này giảm thiểu hơn 850.000 tấn ngô nhập khẩu từ năm 1998 đến 2013, qua đó tiết kiệm khoảng 156 triệu euro. 
Trong 15 năm qua, ngô biến đổi gene đã giúp Tây Ban Nha sản xuất thêm 853.201 tấn ngô hạt. Ngô biến đổi gene còn giúp gia tăng quá trình cố định hoá carbon tương đương với khoảng 662.937 tấn khí CO2 (khối lượng tịnh), điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 22.934 xe ô tô hàng năm tại Tây Ban Nha.
Lợi ích kinh tế mang lại từ việc ứng dụng ngô biến đổi gene chống sâu đục thân là  chi phí đầu tư thấp nhờ việc giảm liều lượng thuốc trừ sâu sử dụng, giảm chi phí đầu vào; đồng thời tăng năng suất là do bảo đảm được năng suất thu hoạch không bị thất thoát do tác hại của nấm mốc (mycotoxins) và của sâu đục thân ngô.
Theo báo cáo, ngô biến đổi gene còn giúp hạn chế những ảnh hưởng bất lợi đối với một số loại côn trùng có lợi. Năng suất trung bình tăng 7,38% tới 10,53% tuỳ thuộc vào địa bàn canh tác và mức độ sâu bệnh hại mỗi vụ.
Theo các nhà khoa học, lợi ích lớn nhất mà ngô biến đổi gene đem lại là mức tăng trưởng lợi nhuận ròng mà  nông dân thu về so với cây ngô truyền thống. Trung bình mỗi ha ngô biến đổi gene sẽ đem về cho nông dân thêm 147 euro (tương đương 4,2 triệu đồng). Cùng với các lợi ích về kinh tế, canh tác ngô biến đổi gene cũng giúp nông dân dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.
Mới đây, công bố về một loại ngô biến đổi gene có thể khiến chuột ung thư được cho là nghiên cứu đầu tiên về mặt trái của cây trồng biến đổi gene, đã bị tạp chí khoa học nổi tiếng rút bài. Tác giả nghiên cứu là Gilles Eric Séralini, từ Đại học Cannes. Thông tin này cũng gặp sự phản đối của nhiều nhà khoa học trên thế giới. "Có rất ít bằng chứng khoa học uy tín trong nghiên cứu", chuyên gia công nghệ sinh học Martina Newell-McGloughlin, Đại học California, Mỹ nói.
Tân Trung

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Bài học về lòng tự trọng

Mặc cho dòng người qua lại, cậu thanh niên vẫn căm cụi đánh giày. Cậu ngồi trên thùng nhựa nhỏ, một tay cho vào bên trong chiếc giày, một tay cầm bàn chài phớt sơ lớp bụi.
Một ít xi được bôi lên. Xong chiếc này đến chiếc khác. Khi cả hai chiếc thấm lớp xi, cậu kẹp chiếc giày vào đùi dùng một miếng nỉ chà lên. Miếng nỉ đi đến đâu, giày bóng loáng đến đó. . .
Cậu còn rất trẻ mặt mũi khôi ngô sáng sủa. Chiếc quần xanh và áo sơ mi trắng gọn gàng phẳng phiu.
Đặc biệt, đôi mắt sáng long lanh, cậu làm việc chăm chú, cẩn thận và tỉ mỉ. Buổi sáng chủ nhật bên cạnh siêu thị Coop Mart Thủ Đức người đông nhưng anh cũng mặc. Vẫn căm cụi trong công việc . . .
Đôi giày đã đánh xong bóng loáng như mới. Cầm đến trao cho khách, nhận tiền công, cậu cúi người cám ơn rồi thu lại đôi dép cho vào thùng.
Hàng ghế nhựa sắp dọc theo bức tường của quán cà phê vỉa hè cạnh siêu thị vẫn còn trống. Cái thú uống cà phê vào buổi sáng sớm với tờ báo trên tay dường như là thói quen của những người Saigon. Hớp một ngụm cà phê nóng, đặt tờ báo lên đùi, nhìn lãng đãng ra đường . . .
Tôi và anh Hòa, người bạn thâm giao ngồi vào chiếc bàn kê sát tường. Không cần gọi, dường như chủ quán đã quá quen thuộc với chúng tôi. Hai ly cà phê sữa nghi ngút khói . . .
Khách đông dần. Mỗi người vào quán mang một tâm trạng khác nhau. Người uống vội rồi ra đi. Người nhâm nhi chậm rãi. Chúng tôi ngồi bên nhau yên lặng một hồi. Bỗng anh Hòa nói với tôi về một câu chuyện cũ. Giong anh chùng xuống khi nhắc đến những đau buồn.
Thôi anh ạ, tôi nói với anh ấy, mình hãy nhìn về phía trước. Chuyện gì đã qua, cho qua luôn đi.
lòng tự trọng, đánh giày, thanh niên
Miếng nỉ trên tay, cậu sinh viên làm bóng đôi giày với tất cả lòng tự trọng.
Anh trầm ngâm. Một thanh niên tiến lại gần bên anh: “Chú cho con đánh giày nha chú”. Thì ra cậu thanh niên lúc nãy. Anh Hòa tháo đôi giày nhận đôi dép từ anh thanh niên. Tôi ngăn lại: “Ngồi xuống uống ly cà phê xong rồi đánh cũng được”.
Ly cà phê đá được mang ra. Khuấy nhẹ. Cháu đi đánh giày lâu chưa? Lễ phép, anh thanh niên thỏ thẻ, dạ chỉ mới vài tháng nay thôi chú ạ.
Câu chuyện của chúng tôi với thanh niên đánh giày cởi mở dần. Thì ra, cậu ấy là sinh viên của trường đại học Bưu chính viễn thông. 22 tuổi, quê Quảng Ngãi. Nhà nghèo rời quê hương vào thành phố trọ học cậu không tìm ra được một công việc nào có thể có thêm thu nhập để trang trải những chi phí ăn học.
Một người quen gợi ý cho cậu em công việc này và đã cho thuê chiếc thùng nhựa đầy đủ đồ nghề với giá 10.000đ/ngày để kiếm sống.
Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, cậu ta vào các nhà hàng, quán lớn để tìm khách nhưng không một nơi nào cho vào. . .
“Chỉ có những quán vỉa hè như thế này con mới kiếm sống được chú ạ. Không biết có phải người nghèo mới thương người nghèo không nhưng con thấy dường như là thế. . .
Giọng cậu sinh viên chùng xuống khi liếc nhìn thấy những hình ảnh bão lũ trên tờ báo chúng tôi cầm trên tay. "Mùa này quê con thiệt hại nhiều quá. Nhà con nằm trong rốn lũ nên cả nhà tan hoang. Trước đây con đánh giày kiếm thêm tiền học giờ đây phải làm nhiều hơn để có dư đồng nào gởi về phụ giúp gia đình".
Có một chút gì cay cay trên khóe mắt. Đời một sinh viên vất vả đến thế sao ?
Trong lúc hàng ngày nhiều sinh viên hồn nhiên, vô tư lự, vui chơi, rong ruổi khắp các nẻo đường thì ở một góc xa thành phố vẫn còn có một sinh viên xa quê lăn lộn mưu sinh bằng cái nghề đơn giản không cần chút chất xám nào.
Ly cà phê vơi hơn một nửa. "Chú cho phép con làm việc nhé" rồi cậu cầm đôi giày ra một góc xa ngồi say sưa với công việc, 15 phút sau lại mang vào. Bao nhiêu vậy cháu ? Dạ cho con 7.000.
Anh Hòa cầm tờ 10.000 đưa và nói cháu khỏi thối. Thế nhưng thật bất ngờ, 3.000 lẻ được cậu ấy móc ra trả lại. Con chỉ lấy đúng giá.
Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên đánh giày uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa uống. Tôi và anh Hòa bất ngờ quá ngăn lại. Chú đãi cháu mà. "Dạ không thưa chú, con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi . . ."
Chúng tôi ngớ ra. Dường như cả tôi và anh bạn lần đầu tiên mới gặp trường hợp này. Một người trẻ rất khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng. Giá như, sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung ai cũng như anh sinh viên này chắc chắn xã hội sẽ còn đẹp hơn rất nhiều . . .

(Theo Trần Chánh Nghĩa/ Một Thế Giới)

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Tiết kiệm nhiên liệu là xu thế tất yếu để tồn tại

Mỗi tháng, Vissan phải tốn đến 1,88 tỷ đồng cho riêng khoảng chất đốt vận hành các lò hơi; Sài Gòn Food tốn 1,3 tỷ đồng tiền điện, 400 triệu đồng chi phí chất đốt... Những con số khổng lồ này cho thấy năng lượng đang trở thành gánh nặng đối với nhiều doanh nghiệp (DN) giai đoạn hậu WTO và tiền TPP.

Đút tiền vào lò hơi

Những con số chi phí năng lượng khổng lồ của DN Việt Nam cho thấy một mặt khác của khả năng cạnh tranh kém cỏi khi giá thành, chi phí sản xuất bị tiền điện, tiền dầu... chiếm phần lớn giá thành.

Theo tính toán, để vận hành 5 dây chuyền giết mổ tổng công suất 2.700 con heo, bò/ca và 2 nhà máy chế biến thực phẩm công suất 28.000 tấn/năm, mỗi tháng, Vissan phải dùng đến 100.000 lít dầu FO, 500.000m3 khối nước và hàng trăm ngàn kWh điện.

Nếu tính 18.800 đồng lít/dầu như hiện nay thì mỗi tháng, Vissan phải tốn đến 1,88 tỷ đồng cho riêng khoảng chất đốt vận hành các lò hơi.

Tuy không phải là DN lớn trong lĩnh vực này nhưng với việc sử dụng 2 lò hơi (1 lò 6 tấn và 1 lò 5 tấn) để phục vụ cho các công đoạn sản xuất như hấp mì, gia nhiệt dầu, chiên mì..., mỗi năm, Công ty Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket cũng tiêu tốn 995.000 kWh điện, 2.930 tấn than cho sản xuất với tổng chi phí gần 5 tỷ đồng.

Trong khi đó, với 3 nhà máy sản xuất thủy sản chế biến, mỗi tháng, Công ty Sài Gòn Food cũng tốn đến 1,3 tỷ đồng cho tiền điện, 400 triệu đồng cho chi phí chất đốt. Tính chung, mỗi ngày, Sài Gòn Food phải mất đến gần 57 triệu đồng cho phần năng lượng phục vụ sản xuất...

10 - 15%
Trong lúc nhu cầu điện tăng trưởng trung bình 10 - 15%/năm thì mức lãng phí điện cũng vô cùng lớn. Theo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC), mức lãng phí điện là từ 10 - 50%.
Những con số cụ thể trên cho thấy rõ hơn về số nhiên liệu khổng lồ mà nhiều DN sử dụng. Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), đa số các ngành công nghiệp của Việt Nam là những ngành thuộc loại tiêu tốn nhiều năng lượng.
Cường độ sử dụng năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5-1,7 lần, tức để làm ra cùng một giá trị sản phẩm như nhau, Việt Nam phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 lần so với hai nước trên.

Ông Xavier Denoly, Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam - Campuchia, cũng cho rằng, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam đang tăng rất nhanh, trong đó, nhu cầu về điện chiếm phần quan trọng hơn cả. Việt Nam vốn là quốc gia giàu tài nguyên nên hiện nay, khả năng cung cấp năng lượng cho cả nước vẫn đủ.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu hóa thạch đang ngày một cạn kiệt, hệ thống nhà máy thủy điện ở Việt Nam đã hoạt động hết công suất, trong khi nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng Mặt trời... lại không được ứng dụng nhiều.

Đến năm 2025, dự báo Việt Nam sẽ cạn kiệt dầu khí và khi đó việc phải nhập khẩu than phục vụ cho nhu cầu năng lượng trong nước là hoàn toàn có thể xảy ra.

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, cho rằng, tiết kiệm năng lượng (TKNL) không chỉ quan trọng trong thời điểm hiện nay mà nhiệm vụ trong quản lý mà mỗi lãnh đạo cần phải quan tâm. Bởi, TKNL cũng đồng nghĩa với việc tiết giảm chi phí, hạ giá thành đồng thời bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

"Phải làm thế nào để TKNL và sản xuất sạch hơn cũng như tận dụng tối đa năng lượng để sản xuất ra sản phẩm có giá thành thấp nhất. Đây là một nhiệm vụ cấp bách và phải được thực hiện liên tục trong sản xuất, kinh doanh của DN cũng như trong phát triển bền vững với môi trường", ông Mười nói.

Tiết kiệm năng lượng: Nhặt nhạnh từng đồng

Tốn tiền tỷ cho năng lượng mỗi tháng, DN cũng phải đầu tư hàng chục tỷ đồng để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.

Trong sản xuất thủy hải sản đông lạnh, năng lượng (điện, nước, chất đốt...) là chi phí lớn nhất. Ông Lê Quang Vũ, Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Food, cho biết, trước thực tế tiêu tốn nhiên liệu quá cao, được sự hỗ trợ của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, tháng 7/2013, Sài Gòn Food đã triển khai cùng lúc nhiều giải pháp TKNL như thay bóng đèn thường bằng đèn compact, vận hành máy móc vào giờ thấp điểm, thay dầu DO cho các lò hơi bằng dầu FO... Đến nay, sau 3 tháng triển khai, chi phí cho năng lượng sản xuất giảm hơn 10%.

Không chỉ kêu gọi ý thức tiết kiệm từ người lao động, năm 2012, Công ty Colusa - Miliket còn đầu tư công nghệ để TKNL một cách hiệu quả nhất. Qua quá trình khảo sát và kiểm toán thực tế cho thấy, hiệu suất lò hơi của nhà máy mới đạt 65%.

Để khai thác hết hiệu suất 2 lò hơi này, Colusa - Miliket phải thay thế một loạt thiết bị, như lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước nóng nhằm kiểm soát hiệu suất lò hơi, cải tạo bồn thu hồi nước ngưng tụ, biến tần kiểm soát oxy dư...

5 - 15%
DN Nhật Bản phải chi tiền với thời gian hoàn vốn trên 7 năm chỉ để cắt giảm 1% mức tiêu hao năng lượng. Ở Việt Nam, phổ biến DN có thể tiết kiệm mức 5 - 15% trong 3 năm. (Nguồn: ECC).
Sau khi lắp đặt thay thế, DN đã kiểm soát được năng lượng hơi, tiết kiệm 30% lượng than tiêu thụ, 60% điện năng cho nồi hơi, tiết kiệm được 130 triệu đồng/tháng.
Nhận thấy nhu cầu bức thiết phải TKNL, bắt đầu từ năm 2010, Công ty Vissan đã đầu tư đồng loạt các công nghệ, giải pháp TKNL cho chất đốt, điện, nước.

Trong đó, Công ty thay đèn compact tiết kiệm điện, hợp tác với DN sản xuất công nghệ năng lượng xanh dùng trấu nén thay cho dầu FO, sử dụng công nghệ tái tuần hoàn sử dụng nước...

Ông Nguyễn Ngọc An, Phó tổng giám đốc Công ty Vissan, cho biết, sau khi sử dụng trấu nén thay cho dầu FO, Công ty đã tiết kiệm 49% chi phí chất đốt, khoảng 900 triệu đồng/tháng.

Giải pháp tiết kiệm điện có nhiều hạng mục nhưng chỉ riêng hạng mục biến tần cho hệ thống bơm nước đã tiết kiệm được 136.400kWh điện/năm, làm lợi 216 triệu đồng. Lượng nước sử dụng cũng giảm từ 40.000 - 45.000m3/tháng xuống 30.000m3/tháng.

Trong tổng chi phí vận hành, kinh doanh siêu thị thì lượng điện tiêu thụ của Big C chiếm đến 30%. Để giảm chi phí này, từ năm 2010, Big C đã chú trọng đầu tư TKNL. Một loạt giải pháp TKNL được triển khai đồng loạt cùng lúc trên tất cả các siêu thị Big C.

Cụ thể, Công ty đã thay đèn huỳnh quang T8 bằng đèn huỳnh quang T5, lắp đặt hệ thống giám sát và quản lý năng lượng tại các siêu thị, bổ sung bồn trữ lạnh để tận dụng giá điện giờ thấp điểm, lắp biến tần cho máy bơm hệ thống trữ lạnh, sử dụng vật liệu vách ngăn tường 3D giữ nhiệt...

Mới nhất là dự án pin năng lượng Mặt trời theo chuẩn LEED (Mỹ) và LOTUS (Việt Nam) triển khai tại Big C Bình Dương. Dự án có kinh phí 11 tỷ đồng, mỗi năm sản xuất lượng điện năng khoảng 230MWh (tương đương 7% tổng lượng điện tiêu thụ của trung tâm), giảm phát thải 150 tấn CO2/năm. Với dự án này, Big C Bình Dương tiết kiệm được 30% điện năng tiêu thụ so với các trung tâm thương mại thông thường.

Đầu tư từ đâu?

Tiết kiệm năng lượng là lợi ích lâu dài trong cạnh tranh của DN Việt Nam. Tuy nhiên, đối với nhiều DN nhỏ, vẫn còn nhiều rào cản để nỗ lực giảm thiểu chi phí năng lượng.

Theo khảo sát mới đây của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), phần lớn DN trong Tập đoàn đang sử dụng lãng phí năng lượng do công nghệ không phù hợp, hệ thống quản lý năng lượng lạc hậu và thiếu nhận thức của người sử dụng. Nếu áp dụng những phương pháp TKNL một cách đồng bộ, DN có thể tiết kiệm được khoảng 10 - 20% chi phí năng lượng cho sản xuất.

Mặc dù chương trình TKNL đã được triển khai từ nhiều năm nay và DN cũng nhận thức đây là điều cấp thiết phải thực hiện nhưng do nhiều "rào cản" nên thực tế số DN áp dụng các công nghệ, giải pháp TKNL chưa được bao nhiêu. Theo đại diện Công ty MEET-BI, có quá nhiều yếu tố khiến DN nhỏ và vừa Việt Nam chưa đầu tư cho TKNL.

Khảo sát của MEET-BIS mới đây đối với 172 DN nhỏ và vừa Việt Nam, cho thấy, đến 69% DN cho rằng, có nhiều việc khác phải làm; 43% thiếu các thông tin đáng tin cậy; 41% lo ngại về các chi phí triển khai các biện pháp mới và 8% cho rằng, có quá nhiều thông tin, không biết đâu là giải pháp tốt nhất.

Điều này lý giải vì sao sau 5 năm có mặt tại Việt Nam, MEET-BIS đã giới thiệu các giải pháp TKNL và nước tới 3.852 DN nhỏ và vừa nhưng chỉ có 423 DN chịu đầu tư để thực hiện các giải pháp này.

Hiện nay, đa phần các DN vừa và nhỏ đã bắt đầu chương trình tiết kiệm điện bằng việc thay các thiết bị chiếu sáng, điều hòa, sử dụng hợp lý các thiết bị trong khu vực văn phòng và nhà máy sản xuất. Những hoạt động này không đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư nhưng vẫn mang lại hiệu quả đáng kể.

Tuy nhiên, muốn tiết kiệm đáng kể nguồn năng lượng sử dụng hướng đến lâu dài, các DN buộc phải đầu tư các giải pháp về công nghệ. Biết là công nghệ cũ tiêu tốn nhiều điện năng nhưng để đầu tư lại toàn bộ công nghệ, DN phải tốn nguồn vốn khá lớn.

1,5 - 1,7 lần
Qua khảo sát tại một số DN trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho thấy, để sản xuất 7 kg sợi (độ nhỏ bình quân NE20) tốn 4.133 đồng tiền điện, 1 mét vải tốn 653 đồng và 1 sản phẩm may (quy ra áo sơ mi) tốn 312 đồng tiền điện. Để cùng làm ra một sản phẩm như nhau, các DN Việt Nam phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 lần so với các DN của Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia.
Trên thực tế, để ứng dụng các giải pháp TKNL nhằm giảm chi phí sản xuất, nhiều DN đã tìm đến nguồn tài chính từ các quỹ hỗ trợ nhà nước nhưng không ít DN đành bỏ cuộc vì nguồn tín dụng cho lĩnh vực này vốn đã không nhiều lại khó tiếp cận vì thủ tục rườm rà, trong khi DN lại thiếu thông tin.
Đó là chưa kể khi đầu tư, công nghệ không phù hợp với thực tế sản xuất lại phải hủy bỏ, rất tốn kém. Đồng Nai có hơn 5.000 DN lớn, nhỏ, năng lượng tiêu thụ cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn chiếm 70% tổng năng lượng tiêu thụ của toàn tỉnh. Thế nhưng, sau hơn 3 năm triển khai các chương trình TKNL, chỉ có 15 DN ứng dụng.

Bà Lê Trinh Thảo, Phó giám đốc công ty Orana, DN chuyên cung cấp các loại trái cây tươi chế biến, cho biết, ngay từ năm 2002, Công ty đã ứng dụng công nghệ xử lý nước công nghệ thải bốc hơi của Đan Mạch.

Do sản phẩm phải dùng rất nhiều nước trong quá trình sản xuất trong khi, nhiệt lượng từ năng lượng mặt trời vẫn không thể làm bốc hơi nhanh chóng hết lượng nước thải, vì vậy, công ty đành sử dụng công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học (xử lý yếm khí tự nhiên) mà các DN sử dụng phổ biến hiện nay.

Theo các chuyên gia, những đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ khi đầu tư, nếu không nhìn thấy những lợi ích của sự đầu tư đó, sẽ không dám làm. Vì vậy, cần phải thay đổi được nhận thức của DN, đặc biệt là cấp lãnh đạo về sự cần thiết tham gia hợp đồng chia sẻ TKNL các đơn vị cung cấp giải pháp.

Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM, cho rằng, việc DN có thành công trong những vấn đề TKNL hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức của lãnh đạo DN.

Bởi, sự quyết tâm của lãnh đạo quyết định đến 50% thành công cho chương trình TKNL của DN. Để việc TKNL có hiệu quả, lãnh đạo phải quyết tâm thay đổi từ nhận thức của nhân viên đến thiết bị, công nghệ và bộ máy quản trị.

Ở góc độ nhà sản xuất, ông Nguyễn Ngọc An, cho rằng, TKNL không chỉ đơn giản là những con số tiết kiệm được mà nhìn từ góc độ phát triển bền vững, TKNL giúp DN phát triển đồng bộ từ giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý, tăng tính cạnh tranh, giảm ô nhiễm môi trường...

Khai thác sức lao động và quản lý chi phí là hai vấn đề hết sức cạnh tranh trong thời gian tới, giai đoạn hậu WTO và TPP. Vì thế, nếu DN không đầu tư vào lĩnh vực này thì khó có thể giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

Hồng Nga

Doanh Nhân SG

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Tôi nói mà không ai nghe!

Ông được xếp vào hàng “tứ trụ” (Nhất Thước/Nhất Ngoạn – Nhì Trân – Tam Lân – Tứ Quốc) trong Quốc hội, là người không thích nói suông  mà phải xắn tay vào thực hiện, đó là điều chúng tôi cảm nhận được từ con người ông. Có gần ông, nghe ông trong những lúc “trà dư tửu hậu” mới hiểu rằng những khao khát cống hiến của ông cho đời thật là ghê gớm. Và đây là một trong những lần nói chuyện như thế mà chúng tôi ghi lại được với Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng.

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...
 
Sách giáo khoa là linh hồn của bài giảng. Vâng, vấn đề sách giáo khoa (SGK) hiện nay phải nói là không ổn một chút nào.
Tôi đi nước nào tôi cũng mua SGK phổ thông, hiện nay tôi có chừng 70 cuốn SGK sinh học của các nước và tôi giật mình thấy SGK của nước mình không giống với SGK của bất cứ nước nào. 
SGK Việt Nam dạy cái gì? Xin thưa, dạy tất cả các môn của Đại học Sư Phạm: Thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao, động vật không xương, động vật có xương, giải phẫu người, giải phẫu động vật, sinh lý người, sinh lý động vật, sinh thái học, vi sinh học, tiến hóa, di truyền… 
Trong khi đó một nước phát triển như nước Pháp, trong chương trình giáo dục học sinh phổ thông không dạy chương trình biologie, từ lớp 1 đến lớp 12 nhưng họ có môn “la sienne de la vie”, “sienne de la terre” (khoa học về sự sống, khoa học về trái đất). Như vậy thay vì họ học về dương xỉ, mộc bá, quyết… cấu tạo dây thần kinh của thằn lằn, dây thần kinh thỏ… như chúng ta thì họ dạy những khái niệm rất chung như thần kinh từ vi khuẩn đến người, dinh dưỡng từ vi khuẩn đến người… còn những thứ mình dậy là vấn đề của những nhà nghiên cứu, của trình độ đại học. 
Mô hình thứ hai là mô hình giáo dục của Nepal, một nước rất nghèo, nghèo hơn cả Việt Nam, nhưng giáo dục của họ tuyệt vời. Tôi mua 2 cuốn sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12 mỗi cuốn 700 trang. Với số lượng trang như vậy chắc học sinh của họ không cần phải học thêm gì nữa. Tại sao họ có thể dạy sinh học cho lớp 11, 12 với những cuốn sách 700 trang? 
Câu trả lời cực đơn giản, nhưng tôi nói không ai nghe!
Đó là coi lớp 9 và lớp 10 là xong phổ thông. Thế hệ của tôi cũng vậy. Hai năm lớp 11 và 12 họ chia 4 phân ban: một là quản trị kinh doanh, hai là khoa học xã hội và nhân văn, ba là toán lý, bốn là hóa sinh. Và mỗi một chuyên ban lại học 4 môn. Chỉ có ban hóa sinh mới học sinh học, còn 3 ban kia chỉ cần kiến thức sinh học ở bậc phổ thông là đủ. Như vậy mới có cuốn sách giáo khoa 700 trang dành cho lớp 11 và 12. Lớp 11, 12 gần như bước đệm, dự bị đại học. Hơn nữa, không có nước nào có một bộ sách giáo khoa duy nhất như nước ta. Khi ở trong quốc hội, tôi đấu tranh chuyện này mà không thành công là bởi vì họ nghĩ một bộ SGK còn chưa ra gì huống hồ nhiều bộ. 

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...
 
Nhưng, chính là một bộ mới chưa ra gì vì không có cạnh tranh, còn ở các nước thì rất nhiều bộ SGK. Cũng như không có nước nào có một loại thuốc đánh răng, và đương nhiên không phải ai cũng làm được thuốc đánh răng vì nó phải có tiêu chuẩn của Bộ Y tế, cho nên phải có một chương trình chuẩn, phải dùng được lâu dài, nhiều năm chứ không phải như hiện nay. 
Thế nhưng, kiến nghị của tôi cũng không ai nghe!
Xây dựng một chương trình chuẩn đâu có khó. Tôi không đồng ý với cách Nhà nước chuẩn bị đến 2015 mới bắt đầu đổi mới toàn diện chương trình giáo dục, làm thử vài năm rồi mới viết sách giáo khoa, rồi lại thử nghiệm vài năm nữa… đến lúc đó chắc thế hệ chúng tôi đã hai năm mươi rồi. Tôi cũng không hiểu tại sao không giao việc này cho các Hiệp hội chuyên ngành để chỉ cần trong một năm có thể hoàn thành Bộ Chương trình Giáo dục phổ thông trước khi đưa ra thảo luận rộng rãi, sau đó có thể thông qua tại một Hội đồng đủ quyền lực cấp Nhà nước. Hội sinh học chúng tôi sẵn sàng chỉ với điều kiện cho chúng tôi xin những chương trình dạy học của một số nước. Việc đó cực dễ hỏi Đại sứ quán nào người ta cũng có thể cho ngay. 
Để cho các hội chuyên ngành tham gia viết SGK là điều nên làm, và họ sẽ mời những người dạy lâu năm cùng tham gia. Như vậy SGK phải là chuyện của  các nhà khoa học hay nhóm các nhà khoa học, của các thày giáo hay nhóm thày giáo… khi đã có một chương trình chuẩn rồi. Và cuốn nào hay thì người ta dùng. Chỉ tập chung làm một việc đó thôi cũng đủ tạo ra một bứt phá rõ rệt trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục. Một câu chuyện rất đơn giản đó nhưng…
Tôi nói cũng không ai nghe, không ai làm!
Học sinh của chúng ta đâu có kém, bằng chứng là đã có lần tôi ngạc nhiên và vô cùng phấn khởi khi dự một buổi lễ trao phần thưởng ở một trường Dược khá nổi tiếng ở bang California khi những em học sinh lên lĩnh phần thưởng đa phần là người Việt. Như vậy người Việt Nam không kém nhưng chương trình học của người Việt không tốt, SGK không tốt mà ở bậc đại học lại càng không tốt. Các trường Đại học lại mở ra quá nhiều mà không có SGK. Hiện nay nước ta có khoảng 400 trường Đại học cao đẳng, dự kiến đến năm 2020 có đến 600 trường, tôi nghĩ rằng nếu như thày không đủ trình độ để giải quyết những vấn đề của xã hội thì mở ra nhiều trường như vậy để làm gì. Ví dụ như ngành môi trường chẳng hạn. Giải quyết các vấn đề về rác thải, nước thải, ô nhiễm… đến thày các em còn chả làm được huống hồ sinh viên mới ra trường. 
Môi trường chỉ là một ví dụ thôi, các ngành khác cũng vậy, phải có các thày là các nhà khoa học giỏi mới có thể đào tạo ra các chuyên gia, còn nếu các thày còn chưa đủ điều kiện để giải quyết các vấn đề của ngành đó thì có đào tạo ra một loạt cử nhân cũng chả giải quyết được gì. Chi bằng ta nên mở nhiều trường đào tạo về ngoại ngữ, vì thích học đại học là nguyện vọng chính đáng của mọi người, và thậm chí cả nước được đào tạo về ngoại ngữ cũng chả sao. Tôi quen một người bạn là người đầu tiên làm ra cái bẫy dính chuột, tôi hỏi anh lấy đâu ra công thức? Anh bảo, trên mạng internet đầy. Bây giờ cái gì đã qua thời kỳ bảo hộ tác quyền người ta đều công bố hết. Như vậy, chỉ cần biết ngoại ngữ có thể trở thành nhà kinh doanh. Thà thế còn hơn đào tạo những chuyên ngành mà cả thày và trò đều không đủ trình độ để giải quyết các vấn đề xã hội. Dẫn đến việc rất nhiều sinh viên ra trường phải đi tiếp thị mì tôm, thuốc lá, bán chè chén vỉa hè... Đấy là chuyện đau lòng. 

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...
 
Không có ngành công nghiệp vi sinh vật chúng ta không bứt phá lên được về kinh tế đâu! Tôi nói mà cũng không ai nghe…
Trong lĩnh vực vi sinh vật học, chúng tôi có hợp tác với Nhật bản để tìm ra các vi sinh vật mới, có một điều rất lạ là nếu như họ cần phải đi tìm một loài mới nào đó thì sẽ rất vất vả nếu họ đến các nước Châu Á song hễ cứ sang Việt Nam thì chỉ trong khoảng 2 tháng là bao giờ cũng tìm được rất nhiều loài mới… Tôi vẫn nói đùa rằng, có lẽ tại nước tôi bẩn quá chăng? 
Thật ra không phải thế. Điều này xuất phát từ chỗ điều kiện khí hậu của nước ta nằm giữa khí hậu nhiệt đới với ôn đới, mặt khác nước ta lại có những khu rừng nguyên sinh mà tại đó chúng tôi chỉ cần lấy một cục đất bằng ngón tay thôi rồi cùng với những chuyên gia Nhật bản chúng tôi phân lập lựa chọn… Vậy mà tôi đã từng bị những người xấu tính vu cho là bán bí mật quốc gia, và tôi đã phải giải thích với những đồng chí lãnh đạo rằng đó chỉ là một cục đất không phải cái cây hay con vật. Nếu tôi không hợp tác thì họ cũng đút túi đem về tự làm và mình chả được gì. Chi bằng mình hợp tác cùng nghiên cứu, hai bên cùng được hưởng thành tựu từ việc tìm ra những vi sinh vật mới. Chỉ tiếc rằng mình chưa có ngành công nghiệp vi sinh vật, nên dù biết cái chủng này hay lắm, nó sinh ra chất này, chất kia, nhưng biết để đấy thôi vì… lấy đâu ra nhà máy mà sản xuất. Đất nước ta gần 90 triệu dân mà đến nay chưa sản xuất ra được một miligam kháng sinh hay vitamin nào, tất cả đều phải nhập khẩu. Điều đó thật vô lý và đáng tiếc. Trong khi đó ngành công nghiệp vi sinh vật là một ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận cực kỳ lớn cho đất nước. 
Cho đến nay, ngành công nghiệp vi sinh vật của chúng ta chỉ xoay quanh 3 lĩnh vực: Đó là bia (chúng ta xứng đáng là cường quốc Bia). Tiếp đến là bột ngọt (nhưng là toàn nằm trong tay các công ty nước ngoài, họ chỉ lấy sắn, gỉ đường của chúng ta để làm ra bột ngọt. 1 lít dịch lên men làm được 150g bột ngọt. Mỗi nồi lên men vào khoảng 1000 lít, mà mỗi nhà máy của họ có khoảng 700 nồi lên men, như vậy mỗi ngày họ làm ra biết bao nhiêu tiền). Thứ 3 là Vaccin. Đây là lĩnh vực mà chúng ta đã làm được khá nhiều việc do được Nhà nước tập trung đầu tư nghiên cứu. Việt Nam đã tự túc được khá nhiều loại vaccin, kể cả những vaccin thế hệ mới sử dụng tái tổ hợp gen.  Đó là minh chứng điển hình cho khẳng định của tôi là: Nếu đầu tư nghiêm túc cho lĩnh vực vi sinh vật học thì chúng ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành công. 
Ngoài 3 lĩnh vực trên, chúng ta không phát triển thêm bất cứ sản phẩm nào từ vi sinh vật và đó là điều đáng buồn. Có những thứ rất đơn giản, rất thực tế, dễ làm mà chúng ta không làm. Tôi nói ví dụ như vấn đề số người mắc căn bệnh ung thư hiện nay của chúng ta tăng lên một cách đáng sợ. Vậy tại sao số lượng người bị ung thư lại tăng lên nhiều như vậy? Trong rất nhiều nguyên nhân có một nguyên nhân mà dường như ai cũng biết, song đành phải cố quên đi. Đó là việc chúng ta đang phải ăn rất bẩn, ăn phải rất nhiều chất gây ung thư có trên các loại rau cỏ, thực phẩm… Tôi đã từng kiến nghị với Bộ Y tế một vấn đề mà chưa được giải đáp đó là Tương. 

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...
 
Tương là món ăn truyền thống rất ngon, đặc biệt là Tương Bần. Tôi đã phải về tận Hưng Yên để xem người ta làm tương như thế nào và tôi thấy sợ cách làm của người dân nơi đây. 
Về lý thuyết cách làm tương là ngâm gạo nấu thành xôi sau đó đổ vào nong, chờ lên nấm mốc đó chính là nấm Aspergillus Oryzae một loại nấm tốt men cao chuyển hóa bột thành đường, chuyển hóa đậu tương thành axit amin. Nhưng khi tôi nhìn vào cái nong của họ thì thấy rằng không phải chỉ có Aspergillus Oryzae mà trăm thứ bà rằn, xanh đỏ tím vàng đủ các loại nấm. Trong đó có một loại nấm có tên là Aspergillus Flavur sinh ra độc tố Aflatoxin cực nguy hiểm có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sinh ra một số chất độc hại khác. Ngay những người có chuyên môn như chúng tôi cũng không thể phân biệt được 2 loại nấm Aspergillus Oryzae và Aspergillus Flavur vì chúng rất giống nhau. Tôi có đề nghị một bà cụ, người khá nổi tiếng vì đã từng được huy chương vàng về làm tương là: cho chúng tôi làm thử một mẻ, với điều kiện là… hãy để chúng tôi giặt nong. 
Bà ấy nhìn tôi từ đầu đến chân giống như người ở hành tinh khác đến. Bà nói: Chúng tôi làm tương đã mấy đời nay, và bí quyết của chúng tôi là không giặt nong, đồ xôi xong là đổ ra nong ngay. 
Tôi nói với bà, điều này quá nguy hiểm và thuyết phục bà cứ cho chúng tôi giặt nong, nếu hỏng chúng tôi sẽ đền toàn bộ chi phí cho bà, cuối cùng bà cũng đồng ý. Tôi lấy ra một gói bao tử nấm Aspergillus Oryzae do chúng tôi sản xuất (có giá là 1000 đồng/gói) và nhờ bà đồ xôi rồi rắc bao tử vào. Chúng tôi để lại số điện thoại và ra về. Hai ngày sau, bà gọi điện thoại cho tôi bảo: Bác ơi, chưa lần nào mà mốc nó lại lên đều và đẹp như thế.
Tôi tin là bà nói đúng, vì chúng tôi đã cấy hàng tỉ bao tử nấm vào mà lại chỉ toàn là nấm Aspergillus Oryzae đã được kiểm nghiệm và nghiên cứu kỹ. 
Qua chuyện này, tôi kiến nghị với Bộ Y tế là cho kiểm tra Aflatoxin ở các mẫu tương được bán trên thị trường. Để kiểm tra cũng rất đơn giản vì nó phát huỳnh quang khi chiều tia tử ngoại vào.
Nhưng tôi nói cũng không ai nghe, cho đến hôm nay cũng không ai làm!
Một chuyện nữa tôi thấy cũng khá hài hước. Trên TV ngày nào cũng ra rả quảng cáo các loại nước mắm không có vi khuẩn. Điều này thật buồn cười, chả có nước mắm nào có vi khuẩn vì nồng độ muối như vậy lấy đâu ra vi khuẩn. Còn nhớ đợt dịch tả năm nào cứ đổ cho thủ phạm là mắm tôm. Tôi đã nói trước Quốc hội: không phải do mắm tôm, vì với nồng độ muối của mắm tôm, không có vi khuẩn nào sống được, nhất là vi khuẩn tả là vi khuẩn không có bao tử thì chết ngay, nên không thể đổ tội cho mắm tôm được. Và kết luận phải chôn các bể mắm tôm ở các làng làm mắm tôn đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người dân nhưng về mặt khoa học lại không đúng.
Tôi cũng đã từng kiến nghị với đồng chí Chủ tịch thành phố Hà Nội về vấn đề rau sạch. Một lần tôi được một đồng chí lãnh đạo của Hà Nội đưa đi thăm vùng trồng rau sạch, tôi hỏi anh căn cứ vào đâu để cho là rau này sạch. Anh bảo: Tôi đã ký hợp đồng với họ rồi, họ đã cầm bao nhiêu tiền rồi và cam kết là 5 ngày trước khi hái rau không phun thuốc…
Tôi cười bảo: Thế mà anh cũng tin được à? 
Sâu chỉ trong một đêm là nó phá tan cả ruộng, họ chỉ nói vậy thôi chứ không thực hiện đâu. Một nguyên lý quá đơn giản là không có bướm thì không có sâu nên chỉ cần làm nhà lưới là giải quyết được vấn đề. Với nông dân chỉ cần trang bị đầy đủ nhà lưới, lo đầu ra cho sản phẩm và thuê họ làm với giá hợp lý là giải quyết được ngay vấn đề về rau sạch. Đấy cũng là một việc không hề khó, mà chúng ta không làm được. Ngoài cách làm này ra không thể tin được vào bất kỳ một loại rau sạch nào khác. Mọi người đừng bao giờ tin khi ra chợ các bà bán rau nói rau của họ bị sâu cắn lỗ chỗ nghĩa là không hề có thuốc sâu. Đó chẳng qua là “bài” của các tay đầu nậu, họ xui nông dân hãy để cho sâu cắn một ít rồi phun thuốc. Thậm chí có bà bán rau còn dấu một ít sâu trong túi thỉnh thoảng bắt vài con cho bò lổm ngổm trên rau… 
Điều này là quá nguy hiểm mà tôi nói thì không ai nghe, và không ai làm cả…
Tại sao chúng ta không nghiên cứu những vấn đề rất cụ thể ví dụ như thuốc trừ sâu sinh học an toàn tuyệt đối với người nhưng diệt sâu rất hiệu quả. Khi trồng rau trong nhà lưới, mà có những vi khuẩn nhỏ vẫn lọt qua nhà lưới như con bọ nhện chẳng hạn, thì sẽ dùng thuốc trừ sâu sinh học. 
Hay một ví dụ khác là hiện tượng ô tô, xe máy đang đi tự dưng bốc cháy gây hoang mang trong dư luận thời gian gần đây nhưng người dân không biết hỏi ai. Người thì bảo do chuột cắn, người bảo xăng có methanol, người bảo vấn đề tâm linh… và chẳng ai nghiên cứu về vấn đề này cả. 
Như vậy tôi cho rằng phải có những cơ quan được giao nhiệm vụ nghiên cứu và chịu trách nhiệm trả lời về những vẫn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của mình. Phải có những phòng nghiên cứu chuyên đề cấp nhà nước. Ví dụ như về vi sinh vật, tôi xin đảm bảo, hỏi chúng tôi về vấn đề vi sinh vật học chúng tôi sẽ trả lời được. Nếu chúng tôi không trả lời được, chúng tôi sẽ hỏi bạn bè quốc tế, chúng tôi có quan hệ với tất cả các viện nghiên cứu lớn trên thế giới. Cũng tương tự như vậy đối với các lĩnh vực khác. Tôi mong muốn nhà nước phải xây dựng những lực lượng nghiên cứu chuyên nghành để giao nhiệm vụ và đề tài nghiên cứu. Không bứt phá về khoa học thì sẽ không bao giờ theo kịp các nước khác ngay cả mục tiêu cho đến năm 2020 sẽ trở thành nước có nền công nghiệp hiện đại cũng là điều rất khó.
Với những ví dụ trên có thể thấy rằng không thiếu gì đề tài nghiên cứu mà chúng ta phải đổi mới hoạch định chính sách khoa học bằng cách là chỉ định thầu chứ không phải đấu thầu như hiện nay. Chúng ta phải xây dựng những lực lượng nghiên cứu để nhà nước cần việc gì, giao việc đó cho bộ phận có nghề. Còn đấu thầu hiện nay đang dàn trải lung tung và không bứt phá lên được. Nếu chúng ta sử dụng tốt 600 triệu dolla dành cho nghiên cứu khoa học (một con số rất nhỏ so với thế giới, nhưng lại là một con số rất lớn với những người làm khoa học ở Việt Nam) chúng ta giải quyết được rất nhiều việc. Sắp tới chúng đang cố gắng để lập một xưởng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao ví dụ như cái taq polymerase là cái mà lâu nay chúng ta phải nhập để cho các máy PCR với giá rất đắt, chúng tôi đã làm thử với giá rẻ hơn Mỹ 10 lần thế mà tại sao chúng ta không làm mà phải đi mua do đó chúng tôi sẽ cố gắng làm ra những sản phẩm công nghệ cao để nuôi nhau. Và tôi nói thật, tôi rất tiếc, lẽ ra Nhà nước phải giúp chúng tôi vì đó là mô hình rất hay. Các nhà khoa học không cần tăng lương, mà chúng tôi biết cũng không thể tăng lương được (hiện nay gần 9 triệu người ăn lương thì làm sao mà chúng tôi hy vọng được tăng lương)… Nhưng, ngay cả điều này tôi cũng đã kiến nghị mà… không ai đầu tư cả!

Lê Trang
(Nguồn: vtc.vn)

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Cẩn thận khi mở luân xa 6

Nhiều người sau khi khai mở luân xa (LX), tưởng mình có khả năng đặc biệt mà không biết đó là hiện tượng của bệnh lý thần kinh.

Bị hoang tưởng vì năng lượng lạ xâm nhập
 Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, việc tác động khai mở LX có hại nhiều hơn lợi.
Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, việc tác động khai mở LX có hại nhiều hơn lợi.

Trả lời về vấn đề, nhiều người khi được khai mở LX, lúc ngồi thiền thì thấy xuất hiện các hiện tượng rất lạ như nói chuyện được với người âm, nhìn thấy người âm... nhìn được bằng con mắt thứ 3, xuất hồn... thầy Nguyễn Xuân Điều, Trưởng Bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh (Trung tâm Unesco - Văn hóa, dòng họ và gia đình Việt Nam) khẳng định, những người được mở LX, trong lúc ngồi thiền không ai có thể nói chuyện hoặc nhìn thấy người âm, hoặc xuất hồn. Trừ trường hợp một số người, trước khi đến tập đã mắc một căn bệnh mà danh từ chuyên môn “Năng lượng sinh học” gọi là “Thần kinh giả” (TKG).
 
Bệnh này là do sự xâm nhập của một dạng “năng lượng lạ” từ bên ngoài vào cơ thể con người, nó cư trú tại các hạch thần kinh. Bệnh này thuốc Tây y, Đông y không thể nào chữa được. Người mắc bệnh nay thấy đau chỗ này, mai đau chỗ khác, đau như giả vờ... Tính tình thay đổi, nóng giận thất thường, thậm chí còn gây tai họa trong gia đình: Vợ chồng chia ly, con cái hỗn láo, mắc tệ nạn xã hội, sự nghiệp tiêu tán và kết quả có thể dẫn đến cái chết đột ngột...
 
Người bị TKG là trụ cột trong gia đình không biết sẽ dẫn cả nhà đi đến đâu. Người quản lý một công ty lớn bị TKG thì không biết sẽ đưa công ty mà mình lãnh đạo đi đến đâu. Nam chưa vợ, nữ chưa chồng nếu bị TKG thì rất khó trong việc xây dựng gia đình... và có thể trở thành người sống cô độc.
 
Nguyên nhân của bệnh TKG yếu tố khách quan là do bị “năng lượng lạ” xâm nhập một cách tự nhiên. Tuổi bị năng lượng lạ xâm nhập có thể từ lúc còn trong bào thai, hoặc sinh ra được vài tháng tuổi, hoặc lúc tuổi thiếu niên, hoặc vào tuổi trung niên… nhưng những cụ già thường ít bị.
 
Những người bị TKG, khi tập thiền “Năng lượng sinh học” nếu được mở luân xa, căn bệnh sẵn có đến lúc này mới được bộc lộ ra, chứ không phải do đi tập thiền mà sinh ra bệnh TKG. Căn bệnh “ác tính” đó chỉ được giải quyết triệt để bằng kỹ thuật của môn “Năng lượng sinh học”. Một điều đáng chú ý là các năng lượng lạ này không xâm nhập qua các LX được mở mà nó xâm nhập trực tiếp vào các “hạch thần kinh” của người sống.
  
Dòng hỏa xà gây tẩu hỏa nhập ma
 
BS.VS Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo cho biết, việc tu luyện khai mở theo các trường phái khác nhau nhưng đều đạt đến hợp nhất với năng lượng tuyệt đối giữa tiểu ngã và đại ngã. LX trông tựa như bánh xe quay nên gọi là luân xa. Thực tế, mỗi LX khai mở ít hay nhiều mà ánh sáng mờ ảo hay rực rỡ. Đây chính là thể hào quang. Hiện tượng này thiền gọi là hiện tượng thông lửa và khí công thì gọi là dòng chân khí đang xuyên qua các trung tâm lực để hợp nhất với nguyên thần. Ánh sáng nhiều màu sắc tỏa ra từ các LX sẽ tạo thành vầng hào quang bao quanh thân và sáng nhất là đỉnh đầu (thuộc LX 6 và 7). Mỗi LX mở nhiều hay ít đều có tác động trực tiếp đến các khu vực tại thân hay tâm mà LX đó phụ trách. Khai mở thần thông qua thể phách và khai ngộ tâm thông qua thể vía.
 
Còn thực tế, theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, việc tác động khai mở LX có hại nhiều hơn lợi. Vì LX 6 ở vùng trung tâm thần kinh trung ương cùng LX 7 ở đại não. Lại quản lý thùy trán, thùy của trí tuệ, lại đối diện với thùy chẩm, thùy của loạn động, hư vọng cho nên được chân sư khai mở đúng thì thùy trán được tỏa sáng và thùy chẩm tắt, con người sẽ có sức khoẻ, an lạc và trí tuệ. Nhưng khi khai mở không đúng thì LX 6 sẽ mờ tối thì thùy chẩm sẽ tăng cường hoạt động sinh nhiều hư vọng, hoang tưởng và gây mất điều chỉnh của 2 bán cầu đại não làm cho tinh thần rối loạn, tâm động làm bản ngã tăng lên và khi nặng có thể mất trí nhớ, tâm thần và có thể điên loạn, rất khó chữa.
 
“Tôi đã gặp rất nhiều người với mọi căn cơ như cán bộ khoa học, bác sĩ , kỹ sư và các ngành nghề khác do khai mở sau LX nên đưa đến một thân hình tiều tụy, điên loạn và họ có thể làm mọi thứ sai trái, không kiểm soát đựơc do rối loạn LX 6 và chính tôi đã sửa sai và điều chỉnh lại cho họ trở về trạng thái bình thường”,  BS.VS Nguyễn Văn Thắng cho biết.
 
Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, LX 6 là một trong những LX khó khai mở nhất và dễ mắc sai sót khi khai mở nhất. Hơn nữa khai mở LX 6 cũng phụ thuộc vào sự khai mở của LX 7 và 4. Sự khai mở hệ thống LX có tính chất đồng bộ vì hệ thống LX có quan hệ chặt chẽ với nhau, thực chất không bao giờ trực tiếp khai mở LX 6 khi chưa khai mở một vài LX khác. Vì khi tập trung quán tưởng tại LX 6 mà quá tập trung nóng vội hay trong trạng thái căng thẳng sẽ làm cho dòng hỏa xà xông thẳng lên não và tụ tại não gây kích thích, căng thẳng, làm cho người bệnh rối loạn tinh thần và tâm năng sinh ra những ảo giác hoang tưởng và dần điên dại.
 
Lý do khi tập trung quán tưởng trong trạng thái tâm động, căng thẳng hay nóng vội, dòng hỏa xà lao thẳng lên LX 6 thuộc thùy tinh thần và trí tuệ gây mất điều chỉnh và rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Hiện tượng này tiếp diễn thì gây tẩu hỏa. Tẩu hỏa là dòng hỏa hầu cứ cuốn vào não và lâu hơn thì từ tẩu hỏa thành nhập ma. Triệu chứng chung của tẩu hỏa nhập ma là họ đều bị nghịch khí gây nên căng thẳng, đau đầu, nóng đầu, buồn nôn, ảo giác, nhìn và nghe thấy điều lạ (nhưng là ảo giác) trạng thái tinh thần hoang tưởng, tự thấy mình có có khả năng nọ kia, nếu không được chữa trị ngay thì tâm và thân đều suy sụp, tiều tụy, không còn khả năng hòa nhập   cộng động.
 
Những người bị bệnh TKG thì nhất thiết không được quay lại con đường mê tín dị đoan, nên đi tập luyện và chữa trị để giải quyết bệnh kịp thời, bởi vì có trường hợp bị bệnh thần kinh giả, nếu để quá lâu thành thần kinh thật (có thể dẫn tới cái chết...) lúc đó việc giải quyết lại càng khó khăn hơn.
 
Theo Xuân Hòa
Kiến thức
Liệu có phải mở luân xa 6 là khai mở tiềm năng của con người biến người bình thường thành nhà ngoại cảm? Việc khai mở này có lợi và hại gì?

Xưa kia các thiền sư tu luyện cả đời mà luân xa (LX) vẫn chưa được khai mở. Hiện nay, hàng trăm người chỉ sau vài buổi học đã mở được LX rồi trở thành các nhà ngoại cảm đi chữa bệnh hoặc tìm mộ... Vậy thực tế, có phải mở LX 6 là khai mở tiềm năng của con người biến người bình thường thành nhà ngoại cảm? Việc khai mở này có lợi và hại gì?

Bị ma ám khi mở luân xa


Chị Nguyễn Thị T. (52 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội) nghe người quen mách mở LX, ngồi thiền rất tốt cho sức khoẻ chị cũng đăng ký tham dự hai khoa học. Hết khóa 1, chị bắt đầu cảm nhận được có người âm theo mình và bắt đầu giao tiếp được với họ thông qua cảm nhận, con lắc, hỏi đáp...

Cả lớp học ai cũng mừng cho chị và chị cũng thấy rất vui vì có thể trò chuyện được với bố mẹ đã qua đời lâu ngày. Nhưng càng ngày, chị càng thấy khổ sở vì bất kể giờ giấc, nhiều khi đang ngủ say chị lại thấy có người âm đến "bóp nghẹt" dựng chị dậy đòi nói chuyện. Nhiều khi không chỉ một mà vài ba người âm đòi nói chuyện cùng lúc. Sau khi trò chuyện chị lại phải "làm thủ tục" để cho linh hồn họ siêu thoát... Lâu ngày chị thấy mệt mỏi, người ốm yếu, cuộc sống bị đảo lộn nên không dám tập luyện nữa...

Chị Phạm Thu Hà (30 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội) chưa chồng. Chị nghe nói mở LX vừa nâng cao sức khoẻ lại có thể giúp cho "tiền duyên kiếp trước" rời xa mình nên chị cũng đăng ký khóa học cơ bản. Khi mới ngồi thiền chị thấy rất thích, lại được tận mắt chứng kiến nhiều "chuyện lạ" nên chị rất tin tưởng.

Tuy nhiên, về nhà thiền chưa lâu chị đã thấy xuất hiện các "hiện tượng lạ" nên sợ không dám tập ban đêm. Một lần chị lên chùa, bị nhà sư thân quen với gia đình mắng sao mở luân xa, cho tà khí, "vong hồn" theo không có lợi cho sức khoẻ... Chị vội vàng đi đóng LX nhưng theo lời thầy, mở ra thì dễ, đóng vào rất khó khiến chị ngày đêm lo nghĩ.

Thực tế tại Việt Nam có hàng trăm người đã tham gia các lớp học mở LX thu năng lượng với các tên gọi khác nhau: Trường sinh học dưỡng sinh, thiền, năng lượng sinh học, nhân điện... Người ta cho rằng thành tựu thu hoạch được từ các lớp học này sẽ giúp điều chỉnh phát huy và làm chủ trường năng lượng - thông tin của con người để phòng và trị bệnh cho mình và có khả năng điều chỉnh bệnh giúp người khác.

Khai mở luân xa. 

Đánh thức trên 90% khả năng tiềm ẩn?

Các nhà khoa học cho biết, "bộ não con người được cấu tạo tinh vi nhất trong vũ trụ" và đó là "thành quả vĩ đại của tạo hóa". Với hàng tỷ nơ-ron thần kinh, con người mới chỉ "sử dụng" được vài phần trăm, còn hơn 90% vẫn ở dạng tiềm năng. Khi người tập trường sinh học dưỡng sinh - đưa năng lượng vũ trụ vào "tưới" khắp các cơ quan, kích thích vào cái phần "chưa được sửa dụng" ấy, thì nhiều tiềm năng con người được... đánh thức.

Chẳng hạn như chị Thiêm khi LX 6 nằm giữa trán, tại huyệt Thiên Mục được khai mở - cũng là mở ra con mắt thứ 3. Thực tế, sau khi khai mở, nhiều người có được những khả năng kỳ lạ, đặc biệt như: tìm mộ, chữa bệnh, nói chuyện được với người âm...

Giải thích điều này, thầy Nguyễn Xuân Điều, Trưởng Bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh (Trung tâm Unesco - Văn hóa, dòng họ và gia đình Việt Nam), người đã nhận khai mở LX cho nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm nhìn được bằng con mắt thứ 3 cho hay, theo quan niệm của triết học phương Đông, con người là một tiểu vũ trụ, có cấu tạo tinh vi, hoạt động một cách trật tự theo một chu kỳ đặc biệt gọi là "chu kỳ sinh học" hay "đồng hồ sinh học". Y học phương Đông đã tìm ra trên cơ thể con người rất nhiều điểm khi châm kim vào có thể chữa được hầu hết các bệnh, người ta tập hợp các điểm đó thành 365 huyệt, nằm trên 12 đường kinh và 2 mạch Nhâm và Đốc.

Trên hai mạch Nhâm và Đốc có 6 cặp đại huyệt cực kỳ quan trọng, là các trung tâm có khả năng trực tiếp thu năng lượng từ bên ngoài, còn gọi là các luân xa. Các trung tâm này liên quan chặt chẽ tới các cơ phận trong cơ thể, nếu được tác động nó sẽ mở ra, chuyển động quay và thu năng lượng từ không gian, từ vũ trụ. Năng lượng này tràn vào cơ thể, đến những vùng bị bệnh, điều chỉnh và xác lập cân bằng năng lượng sinh học, giúp cho cơ thể hết bệnh. Đó chính là khả năng phòng bệnh và điều chỉnh bệnh của trường sinh học dưỡng sinh.

LX là cửa ngõ để giao tiếp, trao đổi năng lượng giữa cơ thể với môi trường. Hơn nữa, thực tế ứng dụng trường sinh học dưỡng sinh qua nhiều năm cho thấy, con người có những khả năng tiềm ẩn trong chính mình, nếu được khai thác sẽ có tác dụng để phòng bệnh, phục hồi sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng...

Thầy Nguyễn Xuân Điều giới thiệu về luân xa. 

Tập đẩy tà khí chứ không phải thu năng lượng

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tin học (UIA) cho hay, các môn dưỡng sinh khai mở LX, thu năng lượng đều bắt nguồn từ môn nhân điện mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng. Môn học này từng bị cấm vì bị coi là mê tín dị đoan. Những người theo học môn này, được các thầy dạy khai mở LX, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho người khác, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại...

Tuy nhiên, theo TS Vũ Thế Khanh, không thể khai mở được LX và thu được năng lượng. Bởi ngay cả phương pháp thiền cao nhất trong đạo Phật cũng không nói đến LX hay việc khai mở luân xa. Những người tập luyện môn này, thấy sức khoẻ nâng cao là trong khi ngồi tập cơ thể tự đánh thức các chức năng hoạt động, giống như bác sĩ gõ kẻng cho các phòng chức năng (các bộ phận của cơ thể) hoạt động và khi đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh và loại trừ những thứ xấu ra (bệnh khỏi). Tập đẩy tà khí ra bên ngoài chứ không phải thu được năng lượng.

TS Vũ Thế Khanh nhấn mạnh, các nhà ngoại cảm chỉ cần ngồi nhà nhưng mô tả được chi tiết những người đi tìm mộ đang làm gì nên còn có bằng chứng cho người ta tin. Nếu mở LX 6 chữa bệnh từ xa, người "bác sĩ" có khả năng nhìn thấy được bệnh nhân thì mới đáng tin cậy. Còn nếu không nhìn được thì không hiểu bác sĩ sẽ mở được "luân xa" hay "luân gần".

"Trước đây, khi các lớp khí công của ông Bùi Long Thành đang phát triển rầm rộ, ông đã nói cho các học viên chí cốt của mình rằng: Các con cứ ở nhà, buổi tối thầy sẽ phát cho năng lượng của thầy. Các học viên sáng ra, người nào cũng ca tụng là nhận được nhiều năng lượng của thầy. Để tìm hiểu thực hư, một tối, tôi đã đến nhà Bùi Long Thành từ sớm và ở đó nói chuyện đến tận quá 1 giờ sáng để xem thầy có phát năng lượng không. Quá giờ đã lâu, thầy chẳng làm gì" - TS Vũ Thế Khanh kể và khẳng định, mọi người chỉ coi tập luyện là để nâng cao sức khoẻ chứ đừng có nghĩ trở thành "siêu nhân, ngoại cảm..." là ảo vọng hão huyền, nguy hiểm tới tính mạng.

"Cơ thể ta có thể coi như Trái Đất, nếu mở LX cũng có thể coi như lỗ thủng của tầng ozn. Cơ thể mở ra thu hút nguồn năng lượng, chẳng may nếu nguồn năng lượng đó là dầu, gas... thì liệu cơ thể có thể hấp thu được không? Vậy ta có thể biết được tia vũ trụ nào vào con người, năng lượng đó là xấu hay tốt, nếu 99% là xấu thì coi như bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm".
TS Vũ Thế Khanh

Tìm hiểu về thiền dưỡng sinh

"Thiền, bản chất không phải là một triết học, không phải là một tín ngưỡng, một tôn giáo; mà là một kinh nghiệm trực tiếp đòi hỏi ta phải thâm nhập bằng cả con người mình...". Đó là dòng chữ hiện diện trên trang chủ của bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh (thuộc Trung tâm UNESCO Văn hóa Gia đình và Dòng họ Việt Nam), được xem như tôn chỉ của bất cứ ai khi đến với bộ môn này. PV Người Giữ Lửa đã có cuộc trò chuyện kéo dài nhiều ngày, nhiều giờ đồng hồ với thầy Nguyễn Xuân Điều - Trưởng bộ môn, cũng như “xâm nhập” vào chính các lớp học, ngõ hầu mang đến cho độc giả những kiến thức thú vị và bất ngờ về Thiền dưỡng sinh…

-PV: Thưa thầy Nguyễn Xuân Điều, sự khác nhau giữa Thiền "Trường sinh học dưỡng sinh" so với các phương pháp thiền khác là gì?
 - Thầy Nguyễn Xuân Điều: Nếu khí công, Yoga, Zen Nhật… phải rèn luyện lâu dài để tự mở luân xa (LX) thì phương pháp này do Tiến sĩ Đasira Narađa (1848 - 1924) phát minh có ưu điểm là học viên được giúp mở LX ngay, cho phép rút ngắn thời gian tập luyện, nhanh chóng đạt được kết quả, phù hợp với mọi đối tượng, vừa rèn luyện, vừa duy trì học tập, lao động, bình thường.
 - Điều kiện để tham gia môn học Thiền dưỡng sinh thế nào, thưa thầy?
 - Mọi người, không kể nam nữ, tôn giáo, trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ, từ 16 tuổi trở lên đều có thể tham gia tập luyện.
 -Vì sao học viên phải từ 16 tuổi trở lên?
 - Nếu học viên dưới 16 tuổi  tham gia tập luyện rất dễ đạt tới khả năng “phi thường”, có những quyền năng đặc biệt.  Ở trẻ thơ khi trí khôn chưa phát triển đầy đủ,  lại có những khả năng đặc biệt, dẫn tới ham mê quyền năng,  sao nhãng học hành, rèn luyện... sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của các cháu.
 - Vậy LX là gì? Thầy có thể đưa ra khái niệm dễ hiểu nhất cho bạn đọc?
 - Theo y học phương Tây, LX là trung tâm lực, là đám rối thần kinh điều khiển các bộ phận, cơ quan tạng phủ. Còn với quan điểm của “Sinh học phân tử”, hệ thống LX là cửa ngõ đi vào hệ thống các cơ phận, mô, tế bào. Y học phương Đông với lý thuyết về Kinh-Mạch-Huyệt, đã tìm ra trên cơ thể con người có rất nhiều điểm khi châm kim vào có thể chữa được hầu hết các bệnh, người ta tập hợp các điểm đó thành 365 huyệt, nằm trên 12 đường kinh và 2 mạch Nhâm - Đốc. Trên hai mạch Nhâm - Đốc có 6 cặp đại huyệt cực kỳ quan trọng và các huyệt lân cận, là các trung tâm có khả năng trực tiếp thu năng lượng từ bên ngoài, còn gọi là các luân xa (luân: luân chuyển, xa: bánh xe). Các trung tâm này liên quan chặt chẽ đến các cơ phận trong cơ thể, nếu được tác động, nó sẽ mở ra, chuyển động quay và thu năng lượng từ trong không gian, từ trong vũ trụ vào cơ thể. Năng lượng này Đông y gọi là Tiên thiên khí, Yoga gọi là Prana, khí công gọi là Khí, ngoài ra còn gọi là “Nhân điện”- người có điện. Như vậy LX đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và bảo vệ sức khỏe bằng “Năng lượng sinh học”, là loại vật chất mới được phát hiện, có thể khác với các loại vật chất vật lý đã biết, có bản chất: Siêu trạng thái (xung, sóng, ánh sáng), siêu dẫn, định hướng và mang thông tin.
 - Có ý kiến cho rằng LX không mở được hoặc nếu mở sẽ bị “tẩu hoả nhập ma”?
 - Thực ra đó là điều mà nhiều người chưa hiểu rõ. Không ai bị “tẩu hoả nhập ma” khi mở LX để tập Thiền dưỡng sinh. “Tẩu hoả nhập ma” chỉ xảy ra với một số trường hợp: Tập khí công không đúng cách, bị tai nạn va đập vùng gần hậu môn, hoặc quỳ tụng kinh gõ mõ lâu ngày, làm LX 1 (nằm ở huyệt Hội âm) bị mở sớm, sinh ra một dòng năng lượng chạy từ LX 2 - vùng xương cụt - dọc theo cột sống đánh vào vùng tiểu não (là vùng xử lý hình ảnh) làm tiểu não bị tổn thương. Ở người bình thường, hình ảnh nhận được ở tiểu não sẽ bị xoá đi theo thời gian, trong khi người bị “tẩu hoả nhập ma” tiểu não bị tổn thương nên hình ảnh không xoá được dẫn tới chứng hoang tưởng, nhìn thấy rất nhiều hình ảnh trước mặt, có người còn trèo cây nhảy xuống đất, nhảy xuống ao, dùng dao tự cắt cổ, lao đầu vào ô tô… gây ra những tai nạn thương tâm.
 - Ngoài việc phòng, chống bệnh tật, Thiền dưỡng sinh còn có tác dụng đặc biệt nào đối với người luyện tập, thưa thầy?
 - Như bạn đã thấy, thời đại công nghiệp ngày nay khiến con người luôn bị bủa vây bởi những áp lực công việc, nhiều người mắc chứng stress rất nặng. Luyện tập Thiền ngoài mục đích dưỡng sinh và đẩy lui bệnh tật, còn giúp chúng ta tĩnh tâm, hướng vào bên trong, quan sát và hành động mọi việc với một tâm thế bình thản hơn. Ngoài ra, Thiền còn giúp chúng ta đánh thức hơn 90% bộ não đang ngủ quên, bởi con người chỉ mới sử dụng được vài phần trăm dung lượng của bộ não, món quà hoàn hảo nhất mà  tạo hóa ban tặng. Việc mở LX và Thiền tịnh giúp thân thể thích ứng với trạng thái thư giãn tới mức “chân không”, cơ thể năng lượng mang thông tin hoạt động ở mức cao nhất, tạo ra năng lượng sinh học mạnh, giúp cân bằng trạng thái cơ thể và đánh thức khả năng tiềm ẩn của con người, đưa con người vươn tới sự cao thượng, vươn tới sự minh triết…
 - Tham dự các lớp học Thiền và trò chuyện với một số học viên ở lớp cấp 2, tôi được họ phấn khởi cho biết sau khi học xong cấp 1 và thực hành Thiền một thời gian, họ đã bỏ một phần lớn hoặc hoàn toàn đơn thuốc họ phải uống hàng ngày để chữa các căn bệnh như huyết áp, mất ngủ, trầm cảm, tiểu đường… mang trong mình nhiều năm. Phải chăng Thiền có một sức mạnh kỳ diệu và huyền bí nào đó?
 - Thiền có thể “kỳ diệu” nhưng không “huyền bí”.  Mọi hiện tượng đều được quan sát dựa trên nền móng của khoa học. Trong thực tế, con người có 2 cơ thể: Cơ thể vật chất (là thể xác, có cấu trúc tế bào) và cơ thể năng lượng hào quang (ánh sáng tỏa ra quanh cơ thể sống, hay còn gọi là Khuôn mẫu năng lượng sinh học). Hai cơ thể này tồn tại khi con người còn sống.
Con người mắc bệnh là do hai nguyên nhân: Thứ nhất là rối loạn tế bào. Nguyên nhân này y học đã biết từ lâu rồi; Thứ hai là “Rối loạn khuôn mẫu năng lượng sinh học”, tức là rối loạn hào quang. Khi hào quang bị rối loạn nó bị tối xám, rách ra, mỏng đi… nguyên nhân này xảy ra trước, sau đó sẽ tác động đến cơ thể vật lý (là thân xác có cấu trúc tế bào).
Thiền là một cơ chế dưỡng sinh đặc biệt có khả năng tác động trực tiếp làm cho tế bào đang bị rối loạn trở về trạng thái cân bằng. Khi Thiền, mắt nhắm, tuyến Tùng tiết ra melatonin, lượng melatonin sinh ra nhiều sẽ giúp cơ thể đi vào trạng thái thư giãn, hướng nội, tĩnh tại và xóa đi những cơn đau của thể xác. Việc đưa năng lượng sinh học vào vùng bệnh có tác dụng phục hồi màu sắc, kích thước trường năng lượng hào quang, nghĩa là phục hồi cơ thể thứ hai của con người. Tôi có một người bạn đã Thiền 30 năm, ông đã 2 lần nhịn ăn, mỗi lần 100 ngày mà vẫn khoẻ mạnh, đó là nhờ thực hành Thiền.
 - Cũng trong quá trình trực tiếp dự các lớp học, tôi thấy có một số học viên sau khoảng 3 - 4 buổi tập luyện, bỗng dưng lăn đùng ra đất, khóc lóc, trợn mắt, rồi hùng hồn tuyên bố những vấn đề của người sống và… người chết. Hiện tượng này là gì và vì sao lại xảy ra trong những lớp học Thiền, thưa thầy?
 - Theo danh từ chuyên môn của bộ môn Trường sinh học,  hiện tượng đó gọi là bệnh “thần kinh giả” (TKG),  nguyên nhân của căn bệnh này là do một nguồn “năng lượng lạ” xâm nhập vào người đang sống. Đây là một căn bệnh rất phổ biến trong thời kỳ hiện nay, nhất là từ khi nạn mê tín dị đoan phát triển (trước năm 1975 rất hiếm). Bệnh này ngay cả Tây y hay Đông y đều bó tay. Các ông đồng, bà cốt thì gọi đó là hiện tượng “vong nhập” khiến những người dính phải đã hao tổn không ít tiền bạc, công sức cúng bái đền nọ phủ kia mà vẫn không khỏi. Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, chúng tôi đã chứng kiến cũng như giải quyết cho hàng nghìn trường hợp bị bệnh TKG.  Cũng xin khẳng định chỉ có phương pháp của“Trường sinh học dưỡng sinh” mới có thể giải quyết được triệt để căn bệnh TKG này…

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Dân tình điên đảo vì bún, bánh hỏi, bánh ướt... bị nhiễm độc

Những ngày qua, dư luận hoang mang trước công bố của Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) về các mẫu bún, bánh phở… nhiễm hóa chất độc hại. Kết quả này liệu có xác thực?

Mới đây, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng tự đi lấy mẫu (với số lượng mẫu là 30) bao gồm các loại bún, bánh phở, bánh canh, bánh hỏi, bánh cuốn và bánh ướt bày bán tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, siêu thị, chợ, và cửa hàng bán lẻ trên địa bàn TP.HCM để khảo sát về việc thực phẩm nhiễm hóa chất.

Kết quả 24 trong tổng số 30 mẫu có chứa chất làm trắng quang học (tinopal) - với 5/9 mẫu bún; 3/4 mẫu bánh phở; cùng các mẫu bánh hỏi, bánh ướt, bánh canh có chứa chất làm trắng trên. Sau khi kết quả trên được công bố, các doanh nghiệp và cả cơ quan nhà nước đều phản ứng. Ngày 25.7, Sở Công thương TP.HCM tổ chức cuộc họp cùng một số sở, ngành và doanh nghiệp xoay quanh thông tin trên.


Một cơ sở dùng hóa chất độc hại sản xuất bún - Ảnh: Công Nguyên 

Tại cuộc họp, phần lớn các ý kiến đều phản bác, không thừa nhận tính hợp pháp về cách làm trên của Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng. Ông Nguyễn Thành Nhân - Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op - cho rằng: “Theo quy định, khi lấy mẫu phải có sự chứng kiến và xác nhận của đơn vị bị lấy mẫu, nhưng trung tâm đã âm thầm lấy mẫu và đem đi kiểm nghiệm là không đúng quy định”. Theo ông Nhân, cùng thời điểm Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng lấy mẫu bún ở Co.op Mart, siêu thị Co.op Mart cũng lấy mẫu kiểm nghiệm (vào ngày 17.6) và kết quả đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; rồi đầu tháng 7 siêu thị tiếp tục gửi mẫu bún đi kiểm nghiệm cũng đạt chất lượng.

Bà Bùi Thị Minh Thu (Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM) cũng cho rằng trong trường hợp này, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng đã đơn phương kiểm nghiệm và sau khi kiểm nghiệm không gửi kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước để xem xét trước khi công bố thì điều này là trái với quy định của pháp luật.

Phát biểu tại cuộc họp, bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, nói: “Việc trung tâm này tự lấy mẫu, tự đi kiểm tra, công bố đích danh của đơn vị vi phạm thì chưa đúng quy định. Đặc biệt, khi đã công bố đích danh từng doanh nghiệp thì phải hết sức thận trọng và phải đảm bảo tính chính xác, bởi nếu thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp”.

Công khai cơ sở cung cấp bún bẩn

Mới đây, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cũng phát hiện 7 mẫu bún tươi (lấy mẫu ở các chợ nhỏ, điểm bán lẻ) tại TP có chứa chất làm trắng sáng bún (tinopal). Tuy nhiên, tại cuộc họp trên, đại diện Chi cục ATVSTP TP cho rằng vì số mẫu lấy ít, nên chỉ mang tính tham khảo bước đầu.

Chiều 25.7, trao đổi với PV Thanh Niên, bà Lê Ngọc Đào cho biết trên địa bàn TP hiện có khoảng 400 cơ sở sản xuất bún, bánh phở, mì sợi... Ngay sau khi có thông tin bún, bánh canh, bánh cuốn, bánh phở, bánh hỏi nhiễm chất làm trắng huỳnh quang độc hại, Sở Công thương đã đề nghị 24 quận huyện rà soát, khẩn trương kiểm tra các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu các siêu thị phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đầu vào hàng hóa, chỉ được cung ứng các sản phẩm có nguồn gốc (bao bì ghi nhãn hiệu, địa chỉ, tên nhà sản xuất, cơ sở chế biến, hạn sử dụng…) rõ ràng để người tiêu dùng an tâm sử dụng.

Theo bà Đào, về mặt quản lý nhà nước, Sở Công thương chưa thể khẳng định các thực phẩm như bún, bánh hiện nay đều có nhiễm chất tinopal độc hại, lâu nay, Sở chỉ kiểm tra chất formol và hàn the trong thực phẩm. “Trong thời gian tới, Sở sẽ đưa chất tinopal vào danh mục kiểm tra. Nếu phát hiện cơ sở nào vi phạm (có sử dụng tinopal để chế biến thực phẩm) sẽ công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết, đồng thời tránh gây thiệt hại cho các cơ sở làm ăn chân chính”, bà Đào nói.


Cuộc họp trên không có đại diện của Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng. Sau khi các đơn vị phản bác như trên, chiều qua, PV Thanh Niên đã cố gắng liên lạc với ông Đỗ Ngọc Chính, Phó giám đốc trung tâm - người công bố kết quả kiểm tra, nhưng không thể gặp.




13/15 mẫu thịt kiểm tra bị nhiễm E.coli
Đó là kết quả mà Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.Đà Nẵng cho biết tại buổi sơ kết 6 tháng công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Qua kiểm tra 15 mẫu thịt để phân tích 7 chỉ tiêu (dư lượng kim loại nặng, Pb, CD; dư lượng kháng sinh, tetracylin, kiểm tra chất cấm, vi sinh: E.coli, salmonella...), thì có 13/15 mẫu nhiễm E.coli (loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp), không đạt yêu cầu VSATTP. Bên cạnh đó, qua kiểm tra phân tích 12 mẫu rau, thì 7 mẫu có tồn dư hàm lượng NO3 (hàm lượng nitrat, nếu vượt quá mức cho phép sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, phá hủy đường tiêu hóa) cao; 11/12 mẫu chỉ tiêu vi sinh vật không đạt; 3/12 mẫu bị nhiễm E.coli. Thanh tra liên ngành VSATTP TP cũng kiểm tra hơn 4.400 cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng thực phẩm, trong đó có 538 cơ sở không đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế. Trong đó, đã cảnh cáo 442 cơ sở, phạt tiền 96 cơ sở hơn 138 triệu đồng.

Diệu Hiền




Thanh Tùng - Đình Phú

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Bí quyết tập thiền đứng

Dù tập luyện aikido mỗi ngày nhưng tôi vẫn bị thoái hóa cột sống lưng. Thỉnh thoảng có vài cơn đau thắt lưng và tê bì một phần nhỏ bên chân phải.
 
Theo lời giới thiệu của một người bạn và sau khi tìm hiểu, tôi bắt đầu tập thiền đứng.
 
 

Tôi tập thiền đứng để tự chữa cơn đau lưng và một số biểu hiện không tốt khác của sức khỏe mình. Tôi bắt đầu với thời gian biểu mỗi ngày tăng dần đúng như hướng dẫn của một ông thầy. Sau hơn hai tháng tập, đến hôm nay tôi đã đạt đến thời gian “quy định” là hai giờ. Trong hai giờ đó, việc gì đã xảy ra với tôi?

- Khi bắt đầu nhắm mắt, răng cắn chặt, đầu lưỡi đưa lên nướu răng trên (để kết nối mạch nhâm và mạch đốc), chân đứng ngang bằng vai, thở bình thường, buông lỏng, tập trung ý nghĩ về điểm giữa trên chân mày... Khoảng 5 phút sau, cơ thể tôi tự nhiên chuyển động, tay và người tôi đu đưa, lúc lắc qua lại, người tôi dần nóng lên. Sau khoảng 40 phút, người tôi bắt đầu xoay tròn theo kiểu lắc vòng (hai chân vẫn đứng yên) theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

- Khoảng gần 60 phút thì thân bắt đầu nhún theo kiểu “thụt dầu”, theo cảm nhận của tôi thì động tác này kéo dài khoảng 15 phút, mồ hôi bắt đầu tươm ra nhỏ giọt. Kế tiếp là đầu gối rùn xuống, thân trên và cổ ưỡn hết ra phía sau (điều chỉnh cột sống lưng chăng?). Sau đó thì dừng lại và bắt đầu nghiêng trái, nghiêng phải. Trong tất cả các động tác này, tôi có cảm giác cột sống lưng bị căng kéo, giãn ra giống như khi mỏi ta vặn lưng cho đỡ mỏi vậy. Tôi rất tỉnh táo theo dõi tất cả những động tác của mình hoạt động tự điều chỉnh; do vậy, dù mồ hôi đổ ra như tắm, tôi vẫn thấy mình sảng khoái, nhịp tim vẫn đập bình thường (nếu như dùng sức vận động theo thời gian dài như vậy, tim sẽ đập nhanh và hơi thở sẽ dồn dập hơn). Đây là điều rất lạ mà tôi khám phá thông qua kiểu thiền đứng này...

Tất nhiên với nhiều thể trạng khác nhau, những biểu hiện “tự điều chỉnh” của cơ thể sẽ không ai giống ai. Với một số người đã tập thiền đứng mà tôi tiếp xúc, các trải nghiệm của họ rất khác tôi; nhưng có điểm chung là sau khi “thiền đứng” tất cả đều thấy sảng khoái và bệnh có chiều hướng thuyên giảm.

Hai tháng tập ngắn ngủi để trải nghiệm một phương pháp tập luyện chưa nói lên được điều gì nhưng tôi đã giảm những cơn đau thắt lưng. Tôi tự lý giải hiện tượng này:

- Về tinh thần: buông lỏng và kiên trì đứng trong vòng hai giờ quả là một thử thách rất lớn cho nhiều người. Không phải ai cũng làm được. Làm được điều này, trước nhất là đã chữa được bệnh... làm biếng, chưa nói đến những bệnh khác. Khi buông lỏng, vỏ não được nghỉ ngơi, các trao đổi chất và các bộ phận trong cơ thể được trả về trạng thái tự nhiên; thở sâu mang cho cơ thể nhiều dưỡng khí hơn, ta hưng phấn, sảng khoái hơn.

- Về thể chất: gọi là “đứng không làm gì” thì không phải. Tôi chỉ không di chuyển thôi, còn lại là cơ thể của tôi chuyển động liên tục, coi như tập “thể dục” trong suốt hai giờ. Rất khó nếu tôi ý thức vận động cơ bắp trong thời gian dài như thế mà không mệt mỏi.

Võ sư TRẦN MINH DŨNG



Hỗ trợ chữa bệnh
Các phương pháp tập luyện, trước hết đều nhằm tăng cường sức khỏe, chống lại những biểu hiện bất thường, cũng như các yếu tố bất lợi tác động lên cơ thể. Phương pháp thiền đứng cũng nhằm mục đích trên. Về công dụng của liệu pháp thiền, nói chung đã được người ta ghi nhận từ rất lâu và cũng là đối tượng để giới y khoa nghiên cứu. Xin được lý giải phần nào về góc độ y học những hiện tượng thuyên giảm bệnh tật khi tập thiền đứng:
1. Về nguyên nhân của các triệu chứng bệnh tật thì không thể kể hết, biết hết. Một số đặc điểm chung của những bệnh không thuộc về yếu tố ngoại lai ảnh hưởng (do vi trùng, tác động hóa học, tác động vật lý...) như tuổi tác, giới tính, bệnh nội sinh và một số nhỏ do môi trường sống, làm việc, thói quen xấu trong sinh hoạt... có thể hiểu như là sự biến đổi, mất cân bằng trong cơ thể. Vì thế, bản thân cơ thể con người sẽ có phản ứng tự vệ chống lại các tác nhân gây hại đó để tự tái lập trạng thái cân bằng trong cơ thể, từ gốc nhỏ bé nhất là tế bào cho tới các bộ phận cơ quan. Liệu pháp thiền phần nào giúp kích hoạt các hoạt động phản xạ tự nhiên của cơ thể, một sự tái lập trạng thái có lợi từ quá mức về nghỉ ngơi, từ ngưng hoạt động sang hoạt động, đem lại hiệu quả nhất định nào đó trong trị liệu cho người bệnh.
2. Ở người bệnh trầm uất, có thể tìm lại sự thanh thản, lạc quan sống. Người bị nhức đầu do viêm xoang có thể dẫn lưu dịch mủ ứ đọng trong các xoang theo tư thế đứng cũng giảm được nhức đầu. Người bị suy giảm van tĩnh mạch hai chi dưới có thể kích hoạt được hệ thống bơm mạch máu chống lại yếu tố lực hút trọng trường đi xuống và trong tư thế các mạch máu chi dưới không bị chèn ép, gấp khúc gây hẹp cũng có thể cải thiện phần nào tình trạng bệnh.
Người bệnh xương khớp thoái hóa có thể lấy lại trạng thái cân bằng lực ở các diện tiếp xúc trong khớp như là một cách tập vật lý trị liệu, giúp cải thiện tình trạng căng cứng cơ, chèn ép thần kinh ngoại biên và sức chịu đựng cũng vì thế tăng lên đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh. Người đau dạ dày do yếu tố thần kinh và thể dịch cũng tìm lại được sự cân bằng trong quá trình tập luyện, giúp điều trị bệnh nhanh hơn, hiệu quả hơn. Người bị các chứng mất cân bằng do rối loạn hệ thống bơm tưới máu tiền đình cũng có thể được cải thiện nhờ tập luyện... Ngoài ra, trong một số bệnh do vận động, liệu pháp này cũng có thể được áp dụng như một hình thức vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị và cũng dễ dàng áp dụng nếu được hướng dẫn tập tăng dần đúng phương pháp.
BS CK2 NGUYỄN LÊ MINH THỐNG

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Ngô nếp (bắp) tím dễ trồng lại tốt cho sức khỏe

Sự thất thường của khí hậu những năm gần đây đã trở thành một mối lo mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống con người, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng thất thu mùa màng do sự biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp huyện Đông Triều đã đưa cây ngô nếp tím vào trồng thử nghiệm.

Đông Triều được xem là vùng trọng điểm nông nghiệp của tỉnh với lượng lương thực hàng năm chiếm tới 1/4 tổng sản lượng lương thực của toàn tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây, diễn biến bất thường của khí hậu đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến ngành nông nghiệp của huyện. Chỉ tính riêng vụ đông xuân năm 2012, do thời tiết có những diễn biến bất thường cùng nhiều đợt rét đậm và mưa bão kéo dài đã làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của bà con nông dân. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện, chỉ riêng cơn bão số 8 trong năm đã làm gần 500ha lúa chưa thu hoạch bị đổ và ngập úng cục bộ; 11ha khoai tây, 20ha củ đậu, 7ha hoa và rau màu bị ngập úng. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp, không theo quy luật đã khiến bà con nông dân không thể ứng phó kịp thời. Do đó, sản lượng lương thực bình quân trong năm 2012 của huyện giảm 2.600 tấn so với cùng kỳ năm 2011, trong đó sản lượng thóc giảm 2.560,7 tấn…
Bà Nguyễn Thị Hoạt (thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương, huyện Đông Triều) thu hoạch ngô nếp tím.
Bà Nguyễn Thị Hoạt (thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương, huyện Đông Triều) thu hoạch ngô nếp tím.
Sự thành công của mô hình trồng thử nghiệm giống ngô nếp tím FANCY 111 đã mở ra hướng đi mới vừa có thể ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, vừa nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của khí hậu, thời tiết đối với nghề nông, Ban hành động thích ứng biến đổi khí hậu huyện Đông Triều đã phối hợp với xã Bình Dương chọn giống ngô nếp tím FANCY 111 để triển khai mô hình trồng thử nghiệm nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Mô hình đã được thực hiện với diện tích 4ha trên địa bàn 2 thôn Bình Sơn Đông và Bình Sơn Tây của xã Bình Dương trong vụ đông năm 2012. 70 hộ dân của hai thôn tham gia mô hình đã được hỗ trợ giống và toàn bộ phân lân, phân đạm bón ngô theo quy trình.

Giống ngô nếp tím FANCY 111 có nguồn gốc từ Thái Lan, là giống ngô sinh trưởng mạnh, chống chịu dịch bệnh tốt, độ đồng đều cây và bắp rất cao nên năng suất thu hoạch lớn. Thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến thời điểm thu hoạch vào khoảng 70-75 ngày và thời gian trổ cờ phun râu tập trung từ 5-7 ngày. Ngô nếp tím 111 cho thu hoạch bắp tập trung, tỷ lệ bắp loại 1 cao hơn 90%, dạng bắp thon dài, ăn tươi ngon, mềm, dẻo và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, giống ngô mới này còn bổ sung nhiều vi lượng mà các giống ngô khác không có; đặc biệt có chứa sắc tố Anthocyanins rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, chống lão hoá, ngăn ngừa ung thư và tiểu đường, chống béo phì và cải thiện hệ thần kinh. Qua đánh giá tổng kết mô hình cho thấy, giống ngô nếp tím hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Chỉ sau hơn hai tháng gieo trồng và chăm sóc, ước tính năng suất ngô nếp tím trên 1ha đạt 12-14 tấn bắp tươi, cao hơn từ 8-10 tấn so với các giống ngô khác. Với giá bán ra thị trường là 12.000 đồng - 15.000 đồng/kg thì mỗi ha ngô nếp tím mang lại cho người nông dân giá trị kinh tế đạt khoảng 170 triệu đồng. Từ nhiều năm nay, cứ đến vụ đông hàng năm, gia đình bà Nguyễn Thị Hoạt (thôn Bình Sơn Đông) lại trồng hơn 1 ha rau màu các loại như su hào, bắp cải, súp lơ… Chăm sóc kĩ, thời tiết thuận lợi thì một ha rau màu cũng mang lại cho gia đình bà Hoạt gần hai triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, khí hậu diễn biết thất thường, không ổn định khiến nhiều vụ rau màu của gia đình bà gần như mất trắng. Chính vì thế, ngay khi UBND xã Bình Dương vận động bà con tham gia trồng thử nghiệm giống ngô nếp tím FANCY 111 để ứng phó với biến đổi khí hậu, bà Hoạt đã mạnh dạn chuyển đổi từ rau màu vụ đông sang giống mới này. Bà Hoạt cho biết: “Đầu vụ đông năm nay do hạn hán kéo dài nên suốt thời gian gieo hạt hầu như không có hạt mưa nào. Đến giai đoạn cây con, ảnh hưởng của cơn bão số 8 lại khiến một số diện tích ngô tím của các hộ bị ngập nước… Thế nhưng cây vẫn phát triển tốt, độ đồng đều cao. Chính vì thế, sản lượng ngô thu hoạch được trong vụ đầu trồng thử nghiệm cũng có thể xem như thành công bước đầu. Trừ chi phí đi, hai sào rưỡi ngô nếp tím cũng đem về cho gia đình bà cả chục triệu đồng”.

Bên cạnh ngô nếp tẻ truyền thống được bà con nông dân trồng để cung cấp thức ăn phục vụ chăn nuôi, ngô nếp cũng đóng vai trò quan trọng để giúp người nông dân tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Sự thành công của mô hình trồng thử nghiệm giống ngô nếp tím FANCY 111 đã mở ra hướng đi mới vừa có thể ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, vừa nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Ngô Dịu

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Thịt lợn nuôi thả tự nhiên ngày càng được ưa chuộng

Lo ngại lợn nuôi bằng chất kích thích tăng trọng, rồi bị bơm nước để tăng trọng lượng hay thịt bẩn, ôi thiu được tẩm hóa chất… khiến cho người thành phố tìm đủ cách để săn lợn thịt lợn sạch. Rất nhiều người đã kỳ công lên núi, về quê để có thịt cho bữa ăn.

Lên núi săn lợn sạch
Sau hơn một năm mở cửa hàng bán thực phẩm sạch trên mạng, khách hàng ngày càng đông trong khi nguồn hàng của người quen cung cấp không phải lúc nào cũng có sẵn. Để có nguồn hàng ổn định, chị Nguyễn Thị Huyền chủ một cửa hàng bán thực phẩm sạch tại khu vực Thanh Xuân (Hà Nội) đã phải lên miền núi để săn tìm nguồn cung hàng.
Chị Huyền cho biết, lúc mới đầu mở cửa hàng bán thực phẩm sạch, khách ít nên lượng hàng bán ra như thịt lợn đen, gà đồi, trứng, rau sạch… chỉ cần lấy ở quê là đủ. Tuy nhiên, càng về sau khách càng đông, hàng từ quê gửi xuống Hà Nội bao nhiêu hết bây nhiêu mà những loại thực phẩm này nuôi cả nửa năm mới được bán.
“Đầu năm tôi đã phải về vùng Hòa Bình, lần mò vào tận vùng dân tộc tìm nguồn hàng. Ở đây, dân tự nuôi gà lợn không phải là hiếm mà cũng đảm bảo sạch, dân nuôi không dùng cám tăng trọng”, chị Huyền nói.
Chị kể, đi một vài lần vào bản, thấy nhà nào cũng nuôi các loại lợn đen, gà đồi. Tuy nhiên, chị cũng phải bắt mối nhờ người ta làm trung gian mua hộ rồi chuyển hàng xuống Hà Nội để bán. Nhờ đó, cửa hàng nhà chị có đủ thứ để bán như thịt lợn đen, trứng gà, gà đồi, rau…


Không chỉ vậy, để có hàng bán đều đặn, chị Nghiêm Thị Xuân đầu mối chuyên cung cấp thịt lợn sạch cho một số mối ở Hà Nội còn chia sẻ rằng chị không chỉ săn tìm thực lợn sạch tại các vùng lân cận Hà Nội mà hiện tại chị còn phải lên tận vùng Lao Cai săn lợn sạch về bán.
Chị cho hay, mới đầu hàng dễ kiếm không phải đi xa, thường chỉ phải đi khoảng 100 cây số đổ lại nhưng gần nửa năm nay chị phải mày mò tìm đường lên tận huyện Si Ma Cai (Lào Cai) để mua hàng đổ mối ở dưới Hà Nội.
“Đường xa, lặn lội cả mấy trăm cây số, phải lần mò vào bản tìm tới nhà dân để mua từng con lợn một. Nhiều khi để chắc ăn tôi còn phải đặt hàng trước. Cứ tìm thấy nhà nào có nuôi lợn nhưng phải đảm bảo sạch, chỉ có ăn cám ngô, cám sắn mới mua. Lợn nhà đó mà chưa tới lứa bán thì cắm tiền đặt cọc sẵn, lúc nào bán tôi quay lại mua cho chắc”.
Chị Xuân còn cho biết thêm, dân bản ở đây nuôi lợn rừng ít, chủ yếu là lợn đen. Tìm mua lợn đen thì dễ hơn nhưng nhiều khi có khách đặt hàng lợn rừng với số lượng vài ba con chị phải vào bản cả ngày trời có khi mới tìm đủ được số lợn cần mua. Tuy nhiên, chị cũng chia sẻ rằng tuy vất vả, xa xôi nhưng đổi lại giá lợn mua ở đây thì rẻ hơn nhiều giá lợn sạch mua ở những vùng khác gần Hà Nội.

Nông dân chuyển qua nuôi lợn rừng
Thấy nhu cầu tiêu thụ của các loại thực phẩm sạch ngày càng cao, không ít nông dân đã chuyển đổi mô hình chăn nuôi sang con đặc sản.
Anh Đào Văn Bằng ở Tam Dương (Vĩnh Phúc) hiện là chủ một trại lợn rừng với số lượng trên 100 con đang đem lại nguồn thu nhập tương đối lớn và ổn định hơn so với hồi nuôi gà công nghiệp.
Anh Bằng chia sẻ: Hồi trước nuôi gà công nghiệp khá ổn khi giá cả đảm bảo. Hầu như lứa gà nào xuất chuồng cũng có lãi. Nhưng càng về sau thì càng lỗ bởi thị trường tiêu thu ngày càng khó, giá giảm mạnh, có đợt gà xuất chuồng xong tính cộng trừ chi phí gia đình lỗ mất gần 100 triệu đồng.
Nuôi gà thất bát, không tìm được đầu ra trong khi nhà có vài con lợn rừng nuôi thêm thả ngoài vườn thì lại thấy nhiều người đến hỏi mua, giá lợn rừng xuất chuồng cao gấp mấy lần lợn trắng nuôi cám công nghiệp. Thấy vậy tôi mạnh dạn chuyển dần sang nuôi lợn rừng, nhờ người mua giống ở Vũng Tàu sau đó về tự gây giống cho sinh sản, lợn con nuôi lớn lên rồi bán lợn thương phẩm.
Anh Bằng cho biết, lợn rừng nuôi chỉ cho ăn rau, cám bình thường chứ không dùng thức ăn công nghiệp, thời gian để được xuất bán mỗi lứa vào khoảng 6 tháng, gấp đôi thời gian nuôi lợn trắng. Đặc biệt, loại lợn này yêu cầu cần phải có chuồng trại sân vườn rộng. “Hiện tại tôi đang nuôi trên 100 con lợn rừng, mỗi con đến khi xuất bán đạt khoảng trên dưới 25 kg lợn hơi”.
Theo lời anh Bằng, nuôi lợn rừng hay hơn nuôi những con khác là bởi thị trường tiêu thụ ngày càng rộng, đôi khi không có đủ hàng để bán. Lợn luôn được các nhà hàng đặt trước, không lo tìm nơi để tiêu thụ như gà. Giá lợn rừng lúc nào cũng cao ngất ngưởng. Thời kỳ rẻ nhất giá cũng phải 200.000 đồng/kg, lúc đắt nhất vào khoảng 280.000 đồng/kg lợn hơi.
“Từ lần chuyển sang nuôi lợn rừng với số lượng lớn như hiện tại, gia đình tôi thu nhập khá hơn và ổn định hơn nuôi gà rất nhiều. Hiện không còn chịu cảnh thua lỗ như nuôi gà bởi cứ mỗi con lợn rừng xuất chuồng tôi thu lãi một nửa, tức mỗi kg lợn hơi tôi lãi trên 100.000 đồng”, anh Bằng tiết lộ.
Nhiều người nông dân ở nơi khác như Phú Thọ, Tuyên Quang thấy vậy cũng xuống đây học cách nuôi và đang phát triển đàn lợn rừng của mình – anh cho hay.

Bảo Hân

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Nghe nhạc trữ tình buồn làm con người hạnh phúc hơn

Nhiều người sợ những bài hát buồn vì nghĩ rằng chúng sẽ đẩy tâm trạng của họ xuống mức thấp, song một nghiên cứu chứng minh điều ngược lại.
 
Có lẽ đa số người trên thế giới nghĩ rằng những bản nhạc, bài hát buồn sẽ gây nên cảm giác chán nản, buồn bã. Một nghiên cứu trước đây, do các nhà tâm lý của Đại học Missouri tại Mỹ thực hiện, khẳng định con người nên nghe tác phẩm âm nhạc vui nhộn nếu chúng ta muốn vượt qua tâm trạng buồn chán, Telegraph đưa tin.
"Song, nếu thực tế đúng như vậy thì tại sao hàng tỷ người vẫn ưa chuộng những tác phẩm âm nhạc buồn?", Ai Kawakami, một nhà tâm lý của Đại học Tokyo tại Nhật Bản, đặt câu hỏi.
Để tìm hiểu, Kawakami cùng các đồng nghiệp yêu cầu 44 người tình nguyện - bao gồm nhạc sĩ và những người không am hiểu âm nhạc - nghe hai bản nhạc buồn và một bản nhạc vui. Sau đó mỗi tình nguyện viên sẽ mô tả cảm nhận của họ về bản nhạc và cảm xúc của bản thân họ.
Kết quả cho thấy, phần lớn tình nguyện viên cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi nghe hai bản nhạc buồn. Trong khi đó, mức độ hạnh phúc của họ hầu như không thay đổi sau khi họ nghe bản nhạc vui.
Nhóm nghiên cứu cho rằng những bài hát buồn có thể khiến con người nghĩ tới những phim hay tình huống lãng mạn. Những thứ ấy lại khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn.
"Phát hiện này giúp chúng ta giải thích sự phổ biến của những bản nhạc buồn", Kawakami nói.
Minh Long

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Trẻ em thức khuya sẽ kém thông minh hơn

Thức khuya và đi ngủ không đúng giờ giấc có thể làm trẻ kém thông minh do nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn và khả năng tiếp nhận thông tin mới bị suy yếu.


bé đang ngủ
Bé đang ngủ ngon

Đó là kết quả của công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của giấc ngủ với não bộ được tiến hành ở Anh với hơn 11.000 trẻ em 7 tuổi vừa được đăng trên tờ tạp chí Bệnh học và sức khỏe cộng đồng.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin về trẻ ở thời điểm 3, 5 và 7 tuổi và đối chiếu kết quả các bài tập đọc, làm toán và nhận thức không gian với thói quen giấc ngủ của các em.

Đi ngủ không đúng giờ rất phổ biến khi trẻ 3 tuổi. Cứ 5 trẻ có 1 trẻ ngủ không đúng giờ. Khi 7 tuổi, hơn nửa số trẻ em tham gia nghiên cứu đi ngủ trong khoảng 19g30-20g30.

Kết quả là những trẻ không bao giờ đi ngủ đúng giờ có điểm thấp hơn hẳn trong các bài kiểm tra đọc, làm toán và nhận thức về không gian so với các bạn. Ảnh hưởng này còn rõ ràng hơn ở các bé gái và có xu hướng cộng dồn, càng đi ngủ không đúng giờ hoặc trễ giờ điểm càng thấp. 

Giáo sư Amanda Sacker, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết những trẻ em đi ngủ trễ và không đúng giờ có hoàn cảnh gia đình kém thuận lợi, thường không được cha mẹ đọc sách hay kể chuyện cho nghe vào giờ đi ngủ và nhìn chung xem tivi nhiều (được đặt trong phòng ngủ).

Bác sĩ Robert Scott-Jupp, công tác tại khoa nhi của Đại học Hoàng gia, nhận xét về công trình của đồng nghiệp: “Thoạt đầu có vẻ như kết quả của nghiên cứu đơn giản chỉ ra ngủ ít khiến trẻ em kém thông minh, tuy nhiên rõ ràng là vấn đề phức tạp hơn thế. Các tác nhân sinh học và xã hội đã kết hợp với nhau một cách tinh vi. Theo ý kiến của tôi, để trẻ em phát huy tốt nhất khả năng của mình, dù gia cảnh như thế nào cũng nên có một giấc ngủ đêm thật ngon”.

HỒNG VÂN (theo BBC)