Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Nông nghiệp xanh của Israel

Tôi mong muốn ký sự này chuyển tải được những thông tin cần thiết về nông nghiệp xanh, hoàn toàn có thể phát triển trên những mảnh đất màu mỡ cộng với khí hậu thuận lợi ở Việt Nam, nhưng phần lớn đang bị “lãng phí và lãng quên” mấy chục năm nay!!!
Đất nước Israel phần lớn là sa mạc và núi đá, có lịch sử và tình hình chính trị mà hình như người Việt Nam nào cũng biết vì ngày nào khi ăn tối xem thời sự trên TV cũng nghe/thấy đến nỗi có người đã nói rằng “ngày nào không thấy Yasser Arafat và Israel là ăn không ngon”. Từ những điều mắt thấy tai nghe, tôi thử làm một bảng so sánh giữa Israel và Việt Nam

Tất cả những người Do Thái tôi gặp đều nói rằng đất nước Israel “rất nghèo” Ai cũng nói xứ ta “rất giàu”, hoàn toàn đối lập với Israel
a) đất đai phần lớn là đất sa mạc và núi đá nhưng nền nông nghiệp xanh phát triển thuộc loại hàng đầu thế giới.Đất đai là sở hữu của quốc gia a) đồng bằng bắc bộ và nam bộ rộng “cò bay gãy cánh”, đất nông nghiệp dư đến nỗi quy hoạch làm khu công nghiệp “trồng cỏ để nuôi bò của dân” vì không có mấy ai vào xây nhà máy.Chúng ta có “rừng vàng” đến nỗi kiểm lâm “phối hợp” với lâm tặc cùng vào rừng cưa gỗ chất lên xe tải vi vu cho đến khi lật xe chết khoảng 10 người dân nghèo ngồi phía sau. Chúng ta có “biển bạc” nên ai cũng có thể khai thác và bây giờ phải dùng “lưới bắt muỗi” để bắt cá.Nền nông nghiệp lạc hậuĐất đai là sở hữu của toàn dân và hậu quả là chúng ta đã và đang lãng phí quỹ đất nghiêm trọng.
b) không có tài nguyen, nền công nghiệp được hiện đại hóa rất cao b) Tài nguyên dồi dào, nền công nghiệp lạc hậu
c) không có nguồn nước, nước sinh hoạt/uống được lấy từ sông Jordan và từ biển. Nước tưới nông nghiệp lấy từ 75% nước thải sinh hoạt và nước mưa được trữ lại để tái sử dụng. c) tài nguyên nước rất nhiều: nguồn nước ngầm, nước sông , nước nhiều đến nỗi thủy điện “sinh sôi” khắp nơi, hồ nước không thể chứa hết nước trong mùa lũ phải xả ra để cho nhà dân và dân “bơi lội” trong biển nước, trong khi mùa khô thì thiếu nước tưới nông nghiệp và nước sử dụng .
d) lượng mưa trung bình là khoảng 500mm/năm d) lượng mưa trung bình 1300mm/năm
e) nhiệt độ từ 50C-450C e) nhiệt độ rất phù hợp với nông nghiệp
f) không có nhiều cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch f) cảnh quan thiên nhiên vô cùng phong phú và mỗi địa phương “tận thu” cục bộ mà không có sự liên kết phát triển du lịch.
g) căng thẳng với các nước Arab láng giềng và đất nước luôn ở trong tình trạng chiến tranh g) có thể qua lại các nước các nước láng giềng/Đông Nam Á mà không cần visa. Chiến tranh đã lùi xa 37 năm
h) thủ đô Jerusalem đã & đang bị tranh giành về tôn giáo & quyền lực h) thủ đô Hà Nội là thành phố Hòa Bình
i) Khi tôi hỏi về sự thông minh của người Do Thái thì họ không thừa nhận mình thông minh mà nói rằng đất nước “quá nghèo” nên họ phải động não i) Chúng ta tự nhận rằng dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù, yêu lao động, đất nước giàu tài nguyên, rừng vàng biển bạc.

Israel không có nguồn nước và không thể dùng nước sông Jordan hay khử mặn nước biển để tưới nông nghiệp, họ tái xử dụng khoảng 75% nước thải sinh hoạt và thu hồi nước mưa để tưới nông nghiệp. Trong phần sau, các bạn sẽ thấy họ yêu quý từng giọt nước tưới nông nghiệp để không gây ra bất kỳ sự lãng phí nào!

 

Đây là một trong những nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt để tái xử dụng tưới nông nghiệp, công nghệ xử lý nước thải ở đây cũng tương tự như công nghệ phổ biến ở Việt Nam. Xa xa phía sau là những cánh đồng trồng chuối được che phủ bởi nhà lưới để: a) hạn chế ánh sáng mặt trời vào mùa hè, b) tạo không gian vừa đủ để duy trì môi trường thích hợp, giữ ẩm, tiết kiệm nước tưới.

 

Hồ chứa nước nước thải sinh hoạt được xử lý để tưới nông nghiệp, thể tích của hồ là 4 triệu m3, thời điểm chụp hình chưa đến mùa mưa nên nước chưa đầy hồ chứa, nước từ đây được bơm chuyển đến các vùng trồng cây nông nghiệp. Vào mùa hè khắc nghiệt, hồ được che lại để tránh nước bị bốc hơi, đây cũng là hồ nuôi cá thương phẩm.

 

Một trong rất nhiều trạm tưới nông nghiệp ngoài trời, bơm nước nằm ở phòng bơm trung tâm. Quy trình vận hành hoàn toàn tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm

  1. Tất cả các loại van điều khiển tưới nước đều là van tự vận hành bằng thủy lực không dùng điện và Israel đã phát triển công nghệ này để: a) tiết kiệm điện, b) an toàn vận hành, c) tránh việc kéo dây điện điều khiển đi ngoài trời từ phòng điều khiển trung tâm, d) ở những vùng gần biên giới các nước Arab, việc van tự vận hành bằng thủy lực giúp cho việc vận hành an toàn, tránh bị phá hoại và người nông dân không phải đối mặt với rủi ro trong việc vận hành/bảo trì
  2. Nước tưới được cung cấp từ hồ nước như mô tả ở trên, phân bón/thuốc trừ sâu được chứa trong bình màu đen và được hòa trộn tự động với nước tưới.
  3. Từng ống tưới nước nhỏ được dẫn âm dưới rễ/luống cây và nước tưới được phun rỉ ra qua  những lổ nhỏ trên thân ống, vừa đủ thấm vào rễ cây
  4. Chu trình/thời gian tưới được điều khiển tự động theo cảm biến nhiệt độ, độ ẩm trong đất
  5. 5.      Tín hiệu điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm là tín hiệu rada và thiết bị phát/thu sóng được gắn trên cột kim loại nhỏ trong hình.
  6. 6.      Đất xung quanh trạm tưới là đất đá cứng

Điểm tham quan kế tiếp là nhà máy xử lý nước sinh hoạt/uống được, vì đây là nhà máy công nghệ cao và yêu cầu an ninh nên việc quay phim chụp ảnh bị cấm hoàn toàn, an ninh ở nhà máy được bảo vệ bởi quân đội nhằm tránh việc bị đầu độc nguồn nước, khi chúng tôi đến, quốc kỳ Việt Nam được gắn trang trọng cùng với quốc kỳ các nước khác ở ngay sân trước của nhà máy.  Nước thô được lấy từ hồ Galilee (hay còn gọi là nước sông Jordan) được dẫn về nhà máy, các quy trình xử lý nước hoàn toàn tự động để tạo ra nước uống được trong đó có một công đoạn rất đặc biệt như sau:

  1. Trong ngăn/hồ này nuôi hơn một trăm loài các nhỏ, mỗi loài cá ăn một loại vi khuẩn, cặn bã… trong nước
  2. Có vài loài cá ăn chất phân thải ra của các loài cá khác
  3. Có vài loài cá ăn các loài cá khác
  4. Sự cân bằng sinh thái của các loài cá trong hồ là chỉ thị chất lượng nước và hướng dẫn việc điều chỉnh quy trình xử lý nếu cần thiết

Sau chuyến thăm của tổng thống Israel, báo chí gần đây có đề cập đến nền nông nghiệp xanh của Israel và chúng tôi may mắn được hướng dẫn tham quan các cánh đồng xanh hoàn toàn tự động trên đất sa mạc! Người Do Thái xem cây trồng nông nghiệp như một “đứa bé” và họ cung cấp tất cả những tiện nghi tốt nhất để uốn nắn chăm sóc “những đứa bé” nên “người” và thu hoạch được rau củ đạt chất lượng tốt nhất, đồng đều nhất, năng suất cao nhất và đem lại $ nhiều nhất.

Trước khi quyết định đầu tư trồng loại cây nào, việc đầu tiên là nghiên cứu về đất đai, thổ nhưỡng, đặc điểm sinh học của cây, nguồn nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu (nếu thật sự cần thiết), chất lượng phục vụ cho thị trường nào, năng suất… từ đó đề ra loại nhà lưới & chiều cao thông thủy thích hợp, tránh việc tiêu tốn năng lượng vận hành không cần thiết. Sau đó là việc nghiên cứu nhu cầu thị trường và giá cả thương phẩm, điều này thông thường do một công ty tư vấn, bao tiêu sản phẩm phụ trách. Nếu thị trường không thuận lợi cho sản phẩm vào thời điểm đầu tư thì chuyển sang loại cây khác phù hợp với thị trường để đem lại lợi nhuận cao hơn. Tất nhiên là yếu tố rủi ro vẫn hiện diện giống như các ngành nghề khác nhưng “nếu không chấp nhận rủi ro thì thà ở nhà đóng cửa ngủ” – là câu trả lời của anh kỹ sư Do Thái cho một câu hỏi về sự rủi ro khi đầu tư của một người trong đoàn.

 

Nhà lưới có các tác dụng sau:

  1. Ngăn cản phần lớn côn trùng, sâu rầy
  2. Chỉ cần lấy ánh sáng vừa đủ để tạo sự quang hợp
  3. Không để nước mưa lọt qua lưới vì đã áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt dưới đất. Nước mưa rơi trên mái sẽ được thu về máng xối, thu gom lại để tái sử dụng.

 


Ong sinh học được thả bay trong nhà lưới để thụ phấn cho cây, ong sinh học chỉ thích làm công việc thụ phấn, không thích “chích người”.

 

Tấm chỉ thị màu vàng được treo trong nhà lưới để thu hút những loại côn trùng/sâu rầy lọt vào được nhà lưới, từ đó nông dân quyết định loại, lượng và nồng độ thuốc trừ sâu cần sử dụng

 

Trên nền đất cát/đá sa mạc, chỉ cần phủ một lớp đất nông nghiệp vừa đủ tạo thành luống để rễ cây phát triển

 

Những sợi dây được căng từ dưới đất thẳng lên mái nhà để hướng cho cây lớn lên leo vòng theo dây, nếu cây phát triển dài quá thì tiếp tục rớt xuống và leo lên lớp thứ hai… Việc này để tránh cây chiếm không gian của nhau và phát triển đồng đều.

 

  1. Quạt dùng để tuần hoàn không khí theo lệnh của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm
  2. Phần trên cùng là mái lưới cố định,
  3. Phần bên dưới là các tấm che cách nhiệt mở ra đóng lại tự động theo lệnh của cảm biến nhiệt độ.
  4. Các tấm vách đứng nhỏ gần mái nhà là những cửa sổ có thể được mở ra đóng lại tự động theo lệnh của tốc độ gió & nhiệt độ bên ngoài, nhiệt độ bên trong
  5. Các ống nước phun nước lạnh hoặc nước nóng sưởi nhiệt chạy bên dưới gần các luống cây
  6. Trong điều kiện thời tiết tốt, như khi chúng tôi đến, quạt không chạy, các cửa sổ đóng lại, các tấm cách nhiệt thu lại. Khi thời tiết thay đổi trong mức giới hạn bình thường, các cửa sổ tự động mở theo tỉ lệ để tạo sự thông gió tự nhiên, nếu thông gió tự nhiên không còn hiệu quả thì quạt mới vận hành để thông gió cưỡng bức.
  7. Vào mùa hè, khi thời tiết quá nóng, các cửa sổ tự động mở ra, khi đó nước lạnh được phun ra từ các ống bên dưới để làm mát cây, quạt vận hành tự động theo cảm biến nhiệt độ. Khí nóng có xu hướng bay lên trên để thoát ra ngoài qua các cửa sổ.
  8. Vào mùa đông, khi thời tiết quá lạnh, các cửa sổ tự động đóng lại, các tấm che cách nhiệt tự động bung ra tạo không gian bên dưới vừa đủ tránh thất thoát nhiệt lượng. Khi đó nước nóng được phun ra từ các ống bên dưới để sưởi cây, quạt vận hành tự động theo cảm biến nhiệt độ. Khí nóng được giữ lại trong không gian bên dưới các tấm che cách nhiệt.
  9. Anh kỹ sư Do Thái đã chỉ cho chúng tôi xem tủ điều khiển chứa máy tính vận hành toàn bộ nhà lưới, bên ngoài bụi bám nhiều lớp và một người trong đoàn hỏi: ”sao bụi bặm cũ kỹ quá vậy, không ai dọn dẹp à?”, câu trả lời là: “vì hệ thống tự động hoàn toàn, nên không ai mở tủ ra kiểm tra và quét bụi bên ngoài”

 

  1. Ống tưới nước đục lỗ được đi ngầm trong từng luống cây và tưới tự động, chu trình/thời gian tưới được điều khiển tự động theo cảm biến nhiệt độ, độ ẩm trong đất
  2. Tấm polyethylene bên trên để: a) giữ ẩm cho luống đất, rễ cây, b) không cho cỏ mọc bên trong luống đất
  3. Cây được chăm sóc để thu hoạch trái theo tuần: a) tuần đầu thu hoạch lớp dưới cùng, b) tuần sau thu hoạch lớp kế tiếp, c) cứ thế tiếp tục lên đến lớp trên cùng. Mục đích để tránh việc thu hoạch cùng một lúc sẽ không đủ kho chứa/bảo quản hoặc tránh cung vượt quá cầu.

 

Đây là nhà trồng ớt đỏ đã thu hoạch xong, sắp được dọn dẹp để chuẩn bị cho đợt trồng trọt kế tiếp. Vào mùa đông, một ký ớt đỏ được bán ở Châu Âu với giá €4 Euro.


Cụm van điều khiển tưới trong nhà bơm

 Bên trong nhà bơm tưới, các bình màu đen chứa phân bón

Nông nghiệp xanh đã được Israel phát triển khoảng gần 15 năm và tôi tự hỏi hình như nước ta đã chọn chưa đúng “bạn chơi” trong suốt nhiều năm qua dẫn đến việc “bỏ quên” nông nghiệp. Muộn còn hơn không, tôi nghĩ Israel là “một người bạn” thích hợp có thể giúp chúng ta phát triển nông nghiệp. Liệu chúng ta đã định hướng đúng con đường “công nghiệp hóa hiện đại hóa” chưa và sẽ hiện thực hóa khẩu hiệu này như thế nào trong một đất nước đầy tiềm năng về nông nghiệp nhưng lại không được đầu tư và phát triển đúng mức! Tạm biệt Israel và hy vọng gặp lại những kỹ sư Do Thái này trên cánh đồng nông nghiệp của chúng ta.

Bài của Lê Ngọc Hồ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét